'Con đường lúa gạo': Tái hiện vẻ đẹp cần cù của nông dân Nam bộ

Ngày 11-12, tỉnh Hậu Giang khai mạc triển lãm 'Con đường lúa gạo'. Những hình ảnh thân thuộc gắn với người nông dân Nam bộ đã tô đậm vẻ đẹp cần cù, chịu khó của những người mở cõi vùng đất phương Nam.

Máy tuốt lúa - một ký ức khó phai của người trồng lúa Nam bộ. Ảnh: CAO PHONG

Máy tuốt lúa - một ký ức khó phai của người trồng lúa Nam bộ. Ảnh: CAO PHONG

Triển lãm "Con đường lúa gạo" là hoạt động mở đầu Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023, diễn ra từ ngày 11 đến 14-12.

Con đường lúa gạo Việt Nam được tái hiện tại bờ kè kênh Xáng Xà No, với chiều dài 1,3km, rộng 30m. Không phải ngẫu nhiên, tỉnh Hậu Giang chọn không gian ven con kênh này để triển lãm.

 Cắt băng khai mạc triển lãm "Con đường lúa gạo". Ảnh: LÝ ANH LAM

Cắt băng khai mạc triển lãm "Con đường lúa gạo". Ảnh: LÝ ANH LAM

Kênh Xáng Xà No từ lâu được xem là con đường lúa gạo của vùng Tây sông Hậu. Kênh dài khoảng 40km, bắt đầu từ sông Cái Lớn (nơi giáp ranh Kiên Giang với Hậu Giang) chạy dài qua trung tâm TP Vị Thanh, huyện Vị Thủy rồi đến Vàm Xáng (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ).

 Nọc cấy, vòng gặt lúa, ách trâu kéo được sưu tầm trưng bày tại triễn lãm. Ảnh: CAO PHONG

Nọc cấy, vòng gặt lúa, ách trâu kéo được sưu tầm trưng bày tại triễn lãm. Ảnh: CAO PHONG

 Lưỡi cày, chiếc bừa để trâu kéo - một hình ảnh thân thuộc với người nông dân. Ảnh: CAO PHONG

Lưỡi cày, chiếc bừa để trâu kéo - một hình ảnh thân thuộc với người nông dân. Ảnh: CAO PHONG

Từ năm 1901, tiềm năng về phát triển nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang đã được người Pháp phát hiện, đánh thức bằng cho xây dựng hệ thống kinh Xáng Xà No, công trình thủy nông lớn nhất Nam kỳ thời đó, đã thực sự trở thành con đường nông sản sôi động nhất khu vực ĐBSCL.

Qua hơn 100 năm, nền nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang có bước phát triển rất đáng ghi nhận, vùng sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú, rộng lớn với nhiều nông sản chủ lực và nhiều mặt hàng đặc sản có giá trị khác. Tỉnh đang dần hình thành những vùng sản xuất tập trung, những cánh đồng lớn, với các tổ hợp tác, hợp tác xã và những nông dân tiên tiến.

 Hậu Giang đã trồng khoảng 20.000 chậu lúa để tái hiện "Con đường lúa gạo" gắn với những căn nhà quen thuộc của người Nam bộ. Ảnh: CAO PHONG

Hậu Giang đã trồng khoảng 20.000 chậu lúa để tái hiện "Con đường lúa gạo" gắn với những căn nhà quen thuộc của người Nam bộ. Ảnh: CAO PHONG

Triển lãm có chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt”, là điểm nhấn độc đáo của festival. Triển lãm đã tái hiện sống động nền lúa gạo Việt Nam qua các giai đoạn phát triển, từ sơ khai đến khi lúa gạo Việt Nam khẳng định được thương hiệu trên thị trường thế giới.

 Một không gian cây lúa được tái hiện rất đặc thù của vùng đất miền Tây. Ảnh: CAO PHONG

Một không gian cây lúa được tái hiện rất đặc thù của vùng đất miền Tây. Ảnh: CAO PHONG

 Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có mặt tại Hậu Giang để kiểm tra khâu chuẩn bị triển lãm của địa phương. Ảnh: LÝ ANH LAM

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có mặt tại Hậu Giang để kiểm tra khâu chuẩn bị triển lãm của địa phương. Ảnh: LÝ ANH LAM

Theo ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, "Con đường lúa gạo" được sắp đặt, tái hiện trong không gian rộng lớn, phối cảnh bằng hàng vạn chậu lúa. Để tôn vinh những giống lúa quý, làm nên nền văn minh lúa nước ngàn năm văn hiến, bản đồ Việt Nam ghép bằng giống lúa của 63 tỉnh, thành đã được sắp đặt trên "Con đường lúa gạo". Đây là tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mô hình nông nghiệp với những bộ giống lúa phổ biến, đặc sản, đặc trưng của 63 tỉnh, thành.

Ngoài những hình ảnh thân thương gắn với nét cần cù của nông dân Nam bộ, Hậu Giang cũng là nơi khởi xướng nhiều mô hình sản xuất thông minh, giảm phát thải, giúp nông dân tăng giá trị của lúa gạo. Điều này gợi lên những gam sáng cho người trồng lúa ở vùng đất Chín Rồng, nhất là khi năm 2023 đang dần khép lại, “hạt ngọc” Việt Nam tạo được uy tín trên thương trường.

 Cách không gian triển lãm khoảng 1km, những chiếc máy gieo sạ hiện đại trong mô hình Canh tác lúa thông minh đã xuất hiện tại TP Vị Thanh. Ảnh: CAO PHONG

Cách không gian triển lãm khoảng 1km, những chiếc máy gieo sạ hiện đại trong mô hình Canh tác lúa thông minh đã xuất hiện tại TP Vị Thanh. Ảnh: CAO PHONG

“Ngành lúa gạo Việt Nam không chỉ xuất khẩu chú trọng sản lượng, mà chất lượng đã chinh phục được các thị trường khó tính. Gạo Việt Nam đã có giá cao nhất thế giới và đang dần thiết lập chỗ đứng mới trên thị trường thế giới. Từ bức tranh lúa gạo đã chuyển màu sáng tươi hơn, chúng ta tin tưởng gạo Việt sẽ tiếp tục phá kỷ lục, khả năng cả năm 2023 xuất khẩu đạt trên 8 triệu tấn, với kim ngạch khoảng 4,5 tỷ USD”, ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết.

 Và những chiếc máy cuộn rơm cũng đã hiện diện ở Hậu Giang để giúp nông dân trồng lúa giảm phát thải. Ảnh: CAO PHONG

Và những chiếc máy cuộn rơm cũng đã hiện diện ở Hậu Giang để giúp nông dân trồng lúa giảm phát thải. Ảnh: CAO PHONG

VĨNH TƯỜNG

Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn/con-duong-lua-gao-tai-hien-ve-dep-can-cu-cua-nong-dan-nam-bo-post717906.html