Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang vừa cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, qua kết quả phân tích, kiểm tra từ 45 mẫu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cho thấy, có 12 mẫu không đạt chất lượng.
Giữa tháng 5-2024, nhiều hộ dân ở khu vực cặp tuyến thi công công trình đường cao tốc Bắc - Nam (dự án thành phần Hậu Giang - Cà Mau), đoạn đi qua ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang phản ảnh, việc bơm cát nền phục vụ công trình đã làm cho lúa của các hộ dân không phát triển và bị chết do nhiễm mặn. Ngành chuyên môn cũng xác định lúa bị ảnh hưởng do nhiễm mặn, nhưng chưa xác định nguồn mặn này từ đâu!
Bộ Giao thông Vận tải khẳng định các dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đều sử dụng cát sông để xây dựng nên không ảnh hưởng đến ruộng lúa xung quanh
Ngày 24.5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Hậu Giang phối hợp Hội Tin học TP.Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo 'Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững'.
Trong tháng 4-2024, Bộ NN-PTNT cùng các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã nỗ lực đặt những 'viên gạch' đầu tiên cho nền tảng của Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030' (viết tắt là Đề án).
Giá sầu riêng đang bật tăng cao với mức giá từ 120.000 – 200.000 đồng/kg (tùy giống). Các nhà vườn ở miền Tây phấn khởi vì trúng mùa và trúng giá. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng thương lái mua sầu riêng kém chất lượng, sầu riêng non dùng hóa chất xử lý để chín. Các địa phương ở miền Tây đã tăng cường các biện pháp kiểm soát và khuyến khích nông dân thu hoạch bán sầu riêng đúng kỳ thu hoạch.
Ngày 13-3, Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang tổng kết mô hình canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2023 – 2024 và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL tại tỉnh Hậu Giang.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ, hiện ranh mặn 4‰ đã xâm nhập cách cửa sông Tiền khoảng 45-50km; sông Hậu khoảng 38-43km. Một số địa phương đã đóng các cống để ngăn nước mặn xâm nhập vào vùng sản xuất nông nghiệp.
Các nhà vườn ở xã Nghi Diên (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đang hối hả chăm sóc vườn để có lứa cam Xã Đoài (ảnh) phục vụ thị trường tết.
Ngày 11-12, tỉnh Hậu Giang khai mạc triển lãm 'Con đường lúa gạo'. Những hình ảnh thân thuộc gắn với người nông dân Nam bộ đã tô đậm vẻ đẹp cần cù, chịu khó của những người mở cõi vùng đất phương Nam.
Sáng 11-12, tại Hậu Giang đã khai mạc triển lãm 'Con đường lúa gạo'. Đây là hoạt động mở đầu trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023.
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Festival lúa gạo mang tầm quốc tế tại tỉnh Hậu Giang và được các doanh nghiệp và bà con nông dân ở ĐBSCL đặt nhiều kỳ vọng.
Thời gian qua tại nhiều địa phương ở ĐBSCL, nông dân đã tiếp cận và sử dụng hiệu quả các loại drone (thiết bị bay không người lái để gieo sạ, bón phân, phun thuốc cho lúa), App (ứng dụng) đếm côn trùng… vào sản xuất lúa.
Ngày 14-8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai do ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn, đã đi kiểm tra, khảo sát các điểm sạt lở tại huyện Phụng Hiệp và huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang).
Phương pháp đốt rơm rạ trực tiếp ngay trên đồng ruộng đã có từ rất lâu đời và để thay đổi cách làm này của người nông dân không phải là chuyện ngày một, ngày hai...
Ngày 29-7, Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, mưa lớn trong những ngày qua đã làm gần 5.000ha lúa tại địa phương bị thiệt hại, trong đó có 3.600ha lúa hè thu sắp thu hoạch và hơn 1.300ha lúa thu đông vừa xuống giống.
Sáng 4-11, triều cường dâng cao gây ngập nặng ở nhiều khu vực thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang. Do là vùng đất thấp như 'túi chứa nước cuối nguồn lũ' kết hợp cùng triều cường nên bị ngập nặng. Theo ghi nhận của phóng viên sáng 4-11, nước tràn vào gây ngập hàng trăm nhà dân.
Trong những ngày qua, ở ĐBSCL, có hàng ngàn hécta lúa hè thu đang chín và lúa hè thu mới xuống giống bị thiệt hại nặng do mưa dông. Nhiều diện tích lúa đổ ngã bị ngập nước, lúa lên mộng; nông dân phải dùng dây buộc, dựng bông lúa lên khỏi mặt nước để hạn chế lên mộng.
Giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh, nhất là phân bón, khiến sản xuất lúa của nông dân thêm khó khăn, lợi nhuận giảm. Do đó, chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, thân thiện với môi trường, không chỉ là câu chuyện để giảm giá thành sản xuất, mà còn là con đường bền vững của vựa lúa ĐBSCL.
Dù năng suất tăng và giá lúa cũng ở mức cao nhưng lợi nhuận của nông dân ĐBSCL lại giảm. Nguyên nhân chính là do giá vật tư nông nghiệp thời gian qua tăng 'phi mã'.
Một tín hiệu đáng mừng là giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đang cao hơn giá gạo của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Cụ thể giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức 438USD/tấn, Thái Lan là 373USD/tấn, Ấn Độ là 358USD/tấn và Pakistan 363 USD/tấn.