Con gái liên tục tự nhổ tóc mỗi ngày, 15 tuổi đã hói cả đầu, mẹ đưa đi khám mới tá hóa phát hiện sự thật
Thỉnh thoảng ngứa da đầu, nhổ tóc sẽ không vấn đề gì, nhưng nếu kéo dài trong thời gian lâu, nhổ đến mức hói cả đầu thì cần phải đến gặp bác sĩ.
Một số người bị hói đầu hoặc thích nhổ tóc có thể là do tác dụng phụ của thuốc, hoặc là di chứng sau khi sinh con... Thế nhưng mới đây nhất, trường hợp của một cô gái 15 tuổi ở Trung Quốc sau đây một lần nữa khiến cho mọi người vô cùng ngạc nhiên.
Lần đầu tiên Tiểu Trần đến Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Thượng Hải (Trung Quốc) là lúc cô 15 tuổi. Qua kiểm tra, bác sĩ nhận thấy chân tóc của bệnh nhân thưa thớt, hói nhiều chỗ, da trên đỉnh đầu lộ rõ. Nếu là người tiếp xúc ban đầu, có lẽ họ sẽ khó nhận ra sự bất thường đằng sau khuôn mặt xinh đẹp của cô gái này.
Tiểu Trần được mẹ dẫn đến gặp bác sĩ, lời chia sẻ của bà chất chứa nỗi bất lực: "Con bé còn nhỏ mà thường xuyên tự nhổ tóc. Tôi ngăn cản bằng mọi cách nhưng vẫn không được. Tôi lo bạn bè của con gái mình sẽ sợ hãi khi vô tình nhìn thấy".
Bác sĩ nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm, kết quả cho thấy Tiểu Trần mắc phải hội chứng trichotillomania - bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Thực tế, các trường hợp giống Tiểu Trần không hề hiếm. Trước đó, đã có không ít trường hợp có liên quan tới việc nhổ tóc một cách bất thường được truyền thông đưa tin như Megan Prosser (19 tuổi, ở Mỹ). Tình trạng tâm thần của Megan được phát hiện năm cô 8 tuổi, ban đầu chỉ là nhổ lông mi và một ít tóc. Thế nhưng, hơn 10 năm trôi qua, tình trạng vẫn không thuyên giảm và cô nhổ tóc nhiều đến mức da đầu hói nhiều mảng lớn.
Hay một trường hợp khác phải kể đến là May Brownn (17 tuổi, ở Anh), cô có thói quen tự nhổ tóc từ năm 11 tuổi và đến năm 17 tuổi đã hói cả đầu. Mặc dù nhiều lần cố gắng kìm hãm sự thèm muốn nhổ tóc ở chỗ đông người, nhưng cô không thể chế ngự được cảm xúc này khi ngồi một mình. Để không bị gọi lẻ "kẻ hói đầu", cô buộc phải sử dụng tóc giả và một số phụ kiện làm tóc.
Ngoài ra, còn một số người nổi tiếng khác như Katy Perry, Victoria Beckham, Kate Beckinsale, Naomi Campbell..., cũng từng mắc phải tình trạng này và trường hợp nặng phải nhờ tới y khoa can thiệp.
1. Trichotillomania là gì?
Trichotillomania là một căn bệnh liên quan tới rối loạn ám ảnh cưỡng chế, không quá hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Căn bệnh này còn có tên gọi khác là ''rối loạn giật tóc", một hội chứng tâm thần khiến người bệnh thôi thúc lặp đi lặp lại 1 hành động nhổ tóc, lông mày hoặc vùng da khác trên cơ thể một cách không thể ngăn cản được.
Việc nhổ lông hay tóc trong thời gian dài sẽ làm tổn thương lỗ chân lông và gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu là người bệnh dưới 5 tuổi, tình trạng bệnh sẽ tự thuyên giảm, nhưng nếu xuất hiện ở độ tuổi vị thành niên, nó còn là một biểu hiện xung đột về hành vi.
Tỷ lệ nhiễm trichotillomania suốt đời là từ 0,6-4,0%. Trong đó tỷ lệ nữ mắc nhiều gấp 3 lần nam giới, thanh thiếu niên từ 9-13 tuổi là đối tượng dễ mắc nhất.
Trichotillomania ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?
Trichotillomania được hiểu đơn giản nhất là bị rối loạn cảm xúc, nếu gặp phải một điều gì đó khiến người bệnh bị tổn thương tâm lý, họ sẽ ngày càng lo lắng và trầm cảm nặng hơn. Đồng thời, người bệnh cũng có thể mắc các dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khác.
Các dấu hiệu và triệu chứng của trichotillomania bao gồm:
- Liên tục nhổ tóc, lông mi, lông mày...
- Cảm giác căng thẳng tăng cao trước khi chống cự lại suy nghĩ muốn nhổ tóc.
- Cảm giác sảng khoái và nhẹ nhõm sau khi nhổ tóc.
- Cắn, nhai hoặc ăn tóc.
- Chơi đùa với tóc như kéo tóc rồi xoa lên môi, mặt.
- Cảm giác đau khổ, bất lực liên quan tới việc nhổ tóc.
Những người mắc hội chứng này cũng thường hay cắn móng tay hoặc bặm môi. Đôi khi họ còn nhổ lông động vật, búp bê hoặc từ các vật liệu khác như áo quần.
Đối với cảm xúc tích cực, việc nhổ tóc là cách người bệnh đối phó với những gì không thoải mái như sự căng thẳng, buồn chán, cô đơn, mệt mỏi, thất vọng. Ngược lại, với cảm xúc tích cực, đây là cách khiến họ cảm thấy thõa mãn, giúp giảm bớt sự mệt mỏi.
Trichotillomania là một chứng rối loạn lâu dài (mãn tính). Nếu không điều trị, các triệu chứng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Ví dụ, sự thay đổi hormone của kinh nguyệt có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở phụ nữ. Hiếm khi chứng nhổ tóc biến mất sau vài năm xuất hiện.
Trichotillomania có thực sự nghiêm trọng không?
Nguyên nhân của hội chứng này không rõ ràng, cũng giống như nhiều chứng rối loạn cảm xúc khác, đây có thể là kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường.
Mặc dù căn bệnh này chỉ là do các vấn đề về tâm lý và cảm xúc, nhưng lại có tác động tiêu cực rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, bao gồm những điều sau:
- Cảm xúc đau khổ
Nhiều người mắc trichotillomania cho biết họ cảm thấy xấu hổ và bẽ mặt. Khi ra đường, họ luôn tự ti, mặc cảm, lo lắng và bắt đầu có xu hướng lạm dụng rượu hoặc chất kích thích.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc
Việc rụng tóc hay hói đầu tuy có thể sử dụng tóc giả để che đi, nhưng nhiều người cũng hạn chế thân mật vì sợ tình trạng của mình sẽ bị phát hiện.
- Da và tóc bị tổn thương
Nhổ tóc liên tục có thể gây ra sẹo và các tổn thương khác, bao gồm cả nhiễm trùng trên da đầu hoặc khu vực cụ thể nơi nhổ tóc, có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến sự phát triển của tóc.
- Hình thành khối u
Một số người có biểu hiện khác như ăn tóc, việc này dẫn tới hình thành một khối u lông lớn trong đường tiêu hóa. Trong thời gian dài, khối tóc này sẽ khiến người bệnh sụt cân, nôn mửa, tắc ruột và thậm chí tử vong.
Theo QQ, Mayoclinic