Con trai duy nhất mắc ung thư, người góa phụ sức cùng lực kiệt

Kiến Phong bắt đầu phát bệnh là khi cha của con đang thoi thóp những ngày cuối cùng, bởi căn bệnh ung thư dạ dày. 4 tháng sau ngày cha mất, con cũng tập làm quen với những ngày tháng mỏi mòn nơi bệnh viện.

Mới nhìn Nguyễn Kiến Phong, chẳng ai nghĩ cậu bé bụ bẫm, dễ thương này lại đang mang trong mình căn bệnh ung thư. Hơn thế nữa, con đã phải chiến đấu với tử thần gần 6 năm ròng rã.

Năm 2014, vợ chồng chị Trần Kim Phượng vui mừng đón con trai đầu lòng. Những tưởng có con rồi, cả hai chung sức làm lụng, cuộc sống tuy mộc mạc mà vui vẻ qua ngày, chẳng ngờ bất hạnh lại liên tục ập đến. Anh Nguyễn Quốc Đến mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày, chưa được bao lâu thì con trai bị tiêu chảy kéo dài. Vì vậy, anh Đến không điều trị bệnh, để dành tiền thăm khám và chữa trị cho con trai.

Nếu chỉ nhìn đứa trẻ bụ bẫm, dễ thương như Kiến Phong, chẳng ai nghĩ con đang mắc phải căn bệnh ung thư quái ác.

Nếu chỉ nhìn đứa trẻ bụ bẫm, dễ thương như Kiến Phong, chẳng ai nghĩ con đang mắc phải căn bệnh ung thư quái ác.

Khi Kiến Phong lên 2 tuổi, con trở thành đứa trẻ mồ côi cha. Chị Phượng phải gắng vực dậy nỗi đau tinh thần để chăm sóc đứa con thơ dại, nhưng số mệnh một lần nữa giáng tai ương cho gia đình nhỏ. Sau khi anh Đến mất được 4 tháng, cơ thể của Kiến Phong có những biểu hiện khác thường. Đứa trẻ xanh xao, bụng phình to, gan to, lách to.

Chị Phượng hốt hoảng đưa con đi khám ở bệnh viện địa phương nhưng không chẩn đoán ra bệnh, sau đó chị xin chuyển con lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Tại đây, bác sĩ làm các xét nghiệm, lấy tủy đồ. Chị Phượng như hóa đá khi nghe thông báo con mắc phải căn bệnh ung thư máu.

Vừa mất chồng vì căn bệnh quái ác ấy thì lại đến lượt con trai, tôi sốc nặng nề, không biết bản thân mình đã làm gì nên tội mà người thân cứ lần lượt bị bệnh tật vây hãm. Chỉ khi nghe thấy tiếng khóc của con trai, tôi mới bừng tỉnh trở lại”, chị Phượng xót xa nhớ lại.

Cậu bé quá mệt đến mức có thể chìm trong giấc ngủ giữa khôn gian ồn ã nơi bệnh viện.

Cậu bé quá mệt đến mức có thể chìm trong giấc ngủ giữa khôn gian ồn ã nơi bệnh viện.

"Liệu có tương lai nào tươi sáng hơn cho con không cô?", người mẹ bần thần.

"Liệu có tương lai nào tươi sáng hơn cho con không cô?", người mẹ bần thần.

Kiến Phong được chuyển sang Bệnh viện Ung bướu để điều trị. Từng toa hóa chất cứ rót dần vào cơ thể nhỏ bé của con, đứa nhỏ vật vã chống chọi. Con cũng thường xuyên bị thiếu máu, miệng bị lở loét, sâu vào họng. Mấy ngày vô thuốc, gần như con chẳng ăn được gì. Chị Phượng sợ con không đủ sức chịu đựng, thỉnh thoảng lại đút cho con vài thìa nước đường.

Mất 4 năm điều trị, đến cuối tháng 4 năm 2020, Kiến Phong được xuất viện về nhà. Thế nhưng, chưa được bao lâu, bệnh tái phát, lúc này khối u sưng to ở tinh hoàn. Chị Phượng vội vàng bắt xe đưa con lên bệnh viện, bác sĩ nói bệnh con đã trở nặng, phải đánh thêm thuốc đặc trị, mạnh hơn, tốn kém hơn.

Chị Phượng giãi bày: “Riêng toa thuốc đầu tiên, tôi phải đóng vào viện phí hơn 20 triệu, ngoài ra còn phải đi mua thuốc ngoài nữa, tổng hết hơn 30 triệu. Mấy toa thuốc sau đó nhẹ hơn, nhưng đối với mẹ con tôi thì đó đều là số tiền rất lớn”.

Khó khăn hơn nữa là khi dịch Covid-19 bùng phát, xe khách ngưng hoạt động, 2 mẹ con chị không thể quay lại thành phố, cơ thể bệnh tật giày vò đứa trẻ đến mất ăn, mất ngủ. Ngày đưa con lên bệnh viện sau mùa dịch, khi bác sĩ nói khối u một lần nữa trở nặng, phải đánh lại toa thuốc mạnh để khống chế càng sớm càng tốt, chị Phượng như người rơi xuống vực thẳm.

6 năm nay, chị Phượng túc trực cùng con trai chiến đấu với bệnh tật.

6 năm nay, chị Phượng túc trực cùng con trai chiến đấu với bệnh tật.

Nhưng chi phí điều trị, thuốc men lẫn những ngày tháng dài gắn với bệnh viện khiến người góa phụ sức cùng lực kiệt.

Nhưng chi phí điều trị, thuốc men lẫn những ngày tháng dài gắn với bệnh viện khiến người góa phụ sức cùng lực kiệt.

Gần 6 năm Kiến Phong mắc bệnh, chị liên tục vay tiền để chữa bệnh cho con. Thế nhưng nợ cứ chồng chất mà chẳng thể trả, căn nhà nhỏ cũng đã bị ngân hàng siết nợ. Chị ước chừng chi phí ngần ấy năm đưa con đi khám và trị bệnh khoảng 400 triệu đồng, trong đó, họ hàng, chòm xóm giúp đỡ cho chút ít, còn lại hoàn toàn là đi vay mượn.

Người góa phụ bùi ngùi. Chồng mất, cha mẹ chồng cũng chẳng còn ai, còn cha mẹ chị dù đã già cũng phải đứng ra vay mượn giúp để có tiền chữa bệnh cho đứa cháu tội nghiệp. Nhưng nợ mãi rồi ai cũng “ngán” nên chẳng thể vay mượn thêm được nữa.

Ông Lâm Thanh Phúc, Trưởng Ấp Trung Quý, xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang chia sẻ: “Hoàn cảnh của gia đình chị Phượng rất đáng tội, hiện đang nương nhờ nhà mẹ đẻ. Chồng mất, con lại mắc bệnh kéo dài nên phải vay nợ rất nhiều. Bà con chòm xóm cũng thương tình, hỗ trợ cho chút ít nhưng chẳng đáng là bao. Thay mặt chính quyền địa phương, chúng tôi mong các nhà hảo tâm thương xót cho hai mẹ con họ”.

Khánh Hòa

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/ban-doc/chia-se/con-trai-duy-nhat-mac-ung-thu-nguoi-goa-phu-suc-cung-luc-kiet-807881.html