Lưu Thiện là con trai của Lưu Bị và là vị quân chủ thứ hai của nhà Thục Hán sau khi cha qua đời. Nhiều người cho rằng, Lưu Thiện là một vị vua kém tài, may nhờ có Gia Cát Lượng phò tá nên giai đoạn đầu cầm quyền vô cùng thuận lợi.
Thế nhưng, sau khi Gia Cát Lượng chết, sự yếu kém của Lưu Thiện thể hiện rõ khi không thể giữ vững giang sơn do Lưu Bị lập ra. Vào năm 263, quân Tào đánh vào Thành Đô - kinh thành của nhà Thục Hán.
Thay vì hạ lệnh cho tướng sĩ đồng lòng chống trả quân địch, Lưu Thiện sai người mở cổng thành đầu hàng. Theo đó, nhà Thục Hán sụp đổ dưới tay Lưu Thiện.
Nhờ hành động đầu hàng quân Tào, Lưu Thiện giữ được mạng sống. Là vị vua mất nước, con trai Lưu Bị sống dưới sự giám sát của nhà Tào Ngụy cũng như hậu duệ Tư Mã Ý.
Theo một số chuyên gia, Lưu Thiện không hề ngốc ngếch, kém tài. Ông giả ngu để có thể sống bình an tới già, không bị kẻ thù tiêu diệt.
Điển hình là việc sau khi nhà Thục Hán bị tiêu diệt, Lưu Thiện chuyển đến Lạc Dương - kinh thành của Tào Ngụy để sinh sống. Do quy thuận triều đình nên ông được phong là An Lạc Công.
Khi triều đình Tào Ngụy mở tiệc tiếp đón Lưu Thiện, Tư Mã Chiêu hỏi con trai Lưu Bị rằng có nhớ Thục Hán không?. Đáp lời, Lưu Thiện cho hay ở đây rất vui nên không còn nhớ gì đất Thục.
Tư Mã Chiêu nghe được câu trả lời này yên tâm dẹp bỏ nghi ngờ Lưu Thiện nuôi ý đồ phục hưng lại nhà Thục Hán. Dù vậy, hậu duệ Tư Mã Ý vẫn luôn cho người theo dõi nhất cử nhất động của Lưu Thiện.
Để nhà Tào Ngụy và hậu duệ Tư Mã Ý tin tưởng hơn, Lưu Thiện treo 3 chữ trước cổng: "Sơn Trung Trại". Khi đọc ngược thì 3 chữ này sẽ đồng âm với cụm từ "ở trong núi". Ẩn ý của câu nói này là Lưu Thiện không hề nghĩ đến chuyện phục quốc.
Nhờ 3 chữ trên, Tư Mã Chiêu và những hậu duệ khác của gia tộc để Lưu Thiện sống bình an đến già. Con trai Lưu Bị tận hưởng cuộc sống an nhàn và sống thọ đến năm 64 tuổi.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
TA (Th)