Concert trực tuyến 'cứu cánh' ngành công nghiệp âm nhạc và tương lai sau đại dịch

Concert trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời, 'cứu cánh' cho ngành âm nhạc trong thời điểm dịch bệnh mà nó còn mở ra tiềm năng kết hợp với sự kiện trực tiếp. Đây sẽ là điều bình thường mới khi các nghệ sĩ tìm cách đa dạng hóa nguồn thu.

Một trong ảnh hưởng rõ rệt của đại dịch đối với toàn cầu biểu hiện ở ngành công nghiệp âm nhạc. Vào đầu tháng 3 năm 2020, lễ hội South by Southwest đã bị hủy bỏ. Và ngay sau đó, lễ hội âm nhạc nổi tiếng Coachella và toàn bộ hệ thống các sự kiện ngoài trời cũng chịu số phận tương tự, kéo theo sự tụt dốc ngành công nghiệp âm nhạc.

Concert trực tuyến dần thay thế những buổi biểu diễn trực tiếp trong thời điểm dịch bệnh.

Concert trực tuyến dần thay thế những buổi biểu diễn trực tiếp trong thời điểm dịch bệnh.

Những chuyến lưu diễn là nguồn thu nhập cốt lõi của việc các nghệ sĩ, công ty quản lý và bộ phận tổ chức sự kiện. Doanh số bán vé cũng như những món đồ lưu niệm tại các chương trình biểu diễn chiếm phần lớn thu nhập của các nghệ sĩ giàu có nhất, theo thống kê của Forbes. Cũng giống như mọi ngành công nghiệp khác, các sự kiện trực tiếp giờ đã trở nên xa vời khi các buổi hòa nhạc được phát trên Zoom, Facebook và trên thực tế là bất cứ nơi đâu có thể trình chiếu qua Internet.

Đây có thể là giải pháp tạm thời, "cứu cánh" cho ngành âm nhạc nhưng theo cựu giám đốc điều hành lực lượng bán hàng Mary Kay Huse, những nền tảng xã hội này không được tối ưu hóa cho âm nhạc. Nếu mọi người muốn trả tiền để xem buổi hòa nhạc tại nhà, thì âm thanh thực tế cần phải đạt chất lượng giống như xem trực tiếp. Vì vậy vào tháng 6/2020, cô đã hợp tác với luật sư âm nhạc Robert Meitus và giám đốc điều hành công nghệ Steve Caldwell để thành lập Mandolin, một nền tảng phát sóng các buổi hòa nhạc với chất lượng cao. Đại dịch đã tạo ra một cơ hội hiếm có khó tìm và họ không thể lãng phí thời gian để đưa nền tảng của họ ra thị trường.

"Trái với việc dành từ 3 đến 5 năm để tìm ra thị trường sản phẩm phù hợp, tôi biết rằng sẽ là một giai đoạn khoảng 12 tháng mà chúng tôi sẽ biết liệu rằng có thị trường sản phẩm phù hợp hay không," Huse nói.

Bà Mary Kay Huse, CEO của Mandolin - nền tảng phát sóng các buổi hòa nhạc với chất lượng cao.

Bà Mary Kay Huse, CEO của Mandolin - nền tảng phát sóng các buổi hòa nhạc với chất lượng cao.

Một năm sau, mô hình của Mandolin đang phát triển mạnh mẽ. Công ty có trụ sở tại Indianapolis với hợp đồng tại các địa điểm như City Winery và các công ty như Red Light Management, khách hàng của họ bao gồm Brandi Carlile và Britney Howard. Vào tháng 2, Mandolin đã tổ chức buổi hòa nhạc Tibet House với các màn trình diễn của Phoebe Bridgers và Eddie Vedder. Ngoài ra nền tảng này cũng là đối tác phát sóng cho Lễ hội Uproar của Lil Wayne vào tháng 8. Doanh thu tăng gấp đôi mỗi quý, và Forbes ước tính rằng công ty sẽ kiếm được 5 triệu USD trong năm nay.

Các mối quan hệ tại Thung lũng Silicon của Huse cũng đã giúp ích phần nào. Cựu giám đốc điều hành của cô, Marc Benioff, đã hỗ trợ vòng gọi vốn khởi nghiệp với 5 triệu USD vào tháng Mười. Tuần này, Mandolin kết thúc vòng gọi vốn tài trợ 12 triệu USD với giá trị 47 triệu USD.

Tuy nhiên, thành công ban đầu của họ xảy ra vào thời điểm mà phát sóng trực tuyến là lựa chọn duy nhất. Bây giờ các sự kiện trực tiếp đã dần trở lại, Mandolin đang đặt cược rằng các sự kiện kết hợp giữa hai hình thức sẽ là điều bình thường mới khi các nghệ sĩ tìm cách đa dạng hóa nguồn thu của họ.

Phát hành trực tuyến và concert ngoại tuyến mang lại nguồn thu cao trong thời điểm sau đại dịch. Nhóm nhạc toàn cầu BTS là một trong những nghệ sĩ đang áp dụng hình thức này. Mới đây, BTS đã thông báo tổ chức lại concert ngoại tuyến đầu tiên kể từ “BTS World tour Love yourself: Speak yourself - The Final” diễn ra ở Seoul năm 2019. Concert sẽ được tổ chức ở sân vận động SoFi tại Los Angeles, California trong 4 ngày 27-28/11 và 1-2/12 năm nay.

Nhóm lựa chọn Mỹ là nơi tổ chức buổi concert đầu tiên vì nơi đây đã trong trạng thái bình thường hóa các hoạt động biểu diễn. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, nơi các quy tắc cách ly vẫn được áp dụng mạnh mẽ, nhóm sẽ được thay thế bằng một concert trực tuyến vào ngày 24/1.

"Trước khi xảy ra đại dịch, họ đã kiếm được 90% thu nhập từ những chuyến lưu diễn. Điều đó không giúp ích nhiều cho sự phục hồi kinh tế của họ khi nay đó không phải là một lựa chọn", Huse chia sẻ.

BTS thông báo tổ chức concert ngoại tuyến có khán giả đầu tiên sau 2 năm đại dịch bùng phát.

BTS thông báo tổ chức concert ngoại tuyến có khán giả đầu tiên sau 2 năm đại dịch bùng phát.

Ngoài ra, có thêm lựa chọn phát sóng trực tuyến các sự kiện trực tiếp cho phép các nghệ sĩ và bộ phận quản lý địa điểm mở rộng khán giả. Cuối tuần này, Mandolin sẽ tổ chức Lễ hội Telluride Bluegrass với chi phí 400 USD cho một vé trực tiếp. Đối với những người hâm mộ không thể tham gia lễ hội, Mandolin cung cấp thẻ streaming với mức giá là 95 USD.

Mandolin không phải là nhân tố duy nhất của thị trường này nhưng nó nhận được sự ủng hộ vô cùng quan trọng. Tại hội nghị Pollstar Live tuần này, Mandolin đã được trao giải "Nền tảng phát sóng trực tuyến" trước các đối thủ như LiveXLive và Drift.

Không phải tất cả mọi người trong ngành công nghiệp âm nhạc đều ủng hộ Mandolin, nhưng một số loại hình cung cấp phát sóng trực tuyến đang ngày càng phổ biến và được mong đợi. Thậm chí Bob Dylan cũng tổ chức một buổi hòa nhạc trực tuyến vào cuối tuần này với đối thủ cạnh tranh của Mandolin, Veeps.

Đại dịch toàn cầu đã mang lại một cơ hội hiếm hoi để các công ty công nghệ bước chân vào ngành công nghiệp âm nhạc này, với việc các nhân vật có tiếng tại Thung lũng Silicon như Huse tham gia xây dựng những cơ sở hạ tầng mà ngành công nghiệp âm nhạc sẽ cần trong trường hợp gặp phải thảm họa tương tự trong tương lai. Cô nói: "Rất hiếm khi một ngành công nghiệp có sự đổi mới mang tính đột phát từ nội tại như thế này"./.

Thanh Thanh/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/am-nhac/concert-truc-tuyen-cuu-canh-nganh-cong-nghiep-am-nhac-va-tuong-lai-sau-dai-dich-895083.vov