Cộng đồng ngư dân Zimbabwe trước cơn bão tương lai khi nguồn cung cạn kiệt
Hợp tác xã đánh cá phụ nữ đầu tiên của đất nước đã kiếm sống tốt trên Hồ Kariba trong một thập kỷ, nhưng sản lượng đánh bắt đang ngày càng trở nên thưa thớt.
Những giàn đánh cá trên hồ Kariba
Trên giàn đánh cá trôi nổi gần bờ hồ Kariba, một người phụ nữ đang tức giận cạo sạch vảy của một con cá. Đôi mắt đỏ ngầu sau một đêm lênh đênh trên Kariba, một hồ nước nhỏ được hình thành khi con sông Zambezi bị ngăn dòng vào những năm 1950. Esnath Munkuli luôn không hài lòng.
Hơn một chục chiếc thuyền phao đã cập cảng Simatelele, một vài thuyền viên đang sưởi ấm dưới ánh nắng ban mai, trong khi những người khác chèo trên những chiếc xuồng gỗ chông chênh nguy hiểm gần một đàn hà mã.
“Tôi luôn bám biển với hy vọng đánh bắt tốt, nhưng đôi khi thực tế thật thất vọng. Những ngày này không có cá kapenta”, bà Munkuli nói khi đề cập đến loài cá mòi Tanganyika nhỏ (Limnothrissa miodon), được đưa đến hồ Kariba nhiều thập kỷ trước như một nguồn thực phẩm.
Người phụ nữ 52 tuổi đến từ Binga, cách thủ đô Harare của Zimbabwe khoảng 400 km về phía Tây, là một trong 10 thành viên tiên phong của hợp tác xã đánh cá dành cho những người phụ nữ gia đình. Nhưng thành công đó hiện đang có nguy cơ bị đảo ngược.
Munkuli có một thùng cá với sức chứa nặng khoảng 20 kg để hoàn thành công việc hàng đêm. Các thương gia khi muốn có một bao cá 90 kg, họ sẽ phải trả 150 USD.
Khi lượng mưa kém ảnh hưởng đến mực nước trên sông Zambezi, một trong những con sông dài nhất lục địa, cá kapenta trở nên khan hiếm hơn và khi mùa đông kéo tới, những người sống dựa vào nghề đánh bắt cá đã bắt đầu lo lắng.
“Chúng tôi thả lưới 5 lần mỗi đêm. Và đêm qua chúng tôi chỉ thu được một thùng cá sau 4 lần nâng lưới”, Munkuli buồn bã.
Đôi khi thủy thủ đoàn của Hợp tác xã Bbindauko Banakazi Kapenta sẽ đi thuyền về phía Bắc, qua đường biên giới chạy qua giữa hồ vào vùng biển Zambia, nhưng vẫn không bao giờ đảm bảo được sản lượng đánh bắt tốt hơn.
Vào năm 2011, tổ chức từ thiện Zimbabwe, Zubo Trust, với sự giúp đỡ của cơ quan UN Women (Quỹ phát triển Phụ nữ của Liên Hợp Quốc), đã chế tạo ra chiếc thuyền phao - một bệ nổi đặt trên phao kim loại hình trụ, tấm che nắng bằng kim loại và một túp lều ngủ. Đèn được gắn cố định vào các thanh giữ lưới để thu hút cá.
Munkuli và 2 thủy thủ đoàn, bao gồm cả thuyền trưởng của giàn khoan, anh Talent Siyakanyowa, 28 tuổi, đang đợi các thương nhân đánh bắt cá kapenta đến.
10 phụ nữ đã đăng ký thành lập hợp tác xã và thay phiên nhau hàng tháng để sống trên thuyền, nơi có nhà vệ sinh, giường tạm và lò sưởi.
“Tôi sẽ không trở về nhà cho đến khi 24 ngày trôi qua. Bởi sau đó sẽ là thời điểm trăng tròn, vì vậy chúng tôi sẽ không được phép đánh cá nữa. Câu cá sẽ được hoạt động trở lại sau 7 ngày; Các nhà chức trách sẽ chống lại việc đánh bắt quá mức”, Munkuli nói và cho biết thêm rằng hiện có quá nhiều thuyền trên hồ.
Cơ quan Quản lý Công viên Quốc gia và Động vật hoang dã Zimbabwe (Zimparks) thu phí 300 USD đối với giấy phép đánh bắt có thời hạn 3 tháng và các khoản phí cho hợp tác xã của Munkuli đã quá hạn.
“Các cơ quan chức năng luôn thắt cổ chúng tôi về lệ phí cấp giấy phép. Nếu chúng tôi không trả tiền, họ sẽ đuổi chúng tôi ra khỏi dòng nước. Hiện tại, chúng tôi chưa trả tiền, và tôi sợ họ sẽ ngăn chúng tôi câu cá”, bà nói.
Tương lai bất định
Hầu hết phụ nữ trong hợp tác xã cho biết đánh bắt cá đã cải thiện cuộc sống của họ nhưng họ phải đối mặt với những thách thức, chẳng hạn như thuyền bị hỏng. Tuy nhiên, Munkuli, một người đã ly hôn, vẫn có thể cho con đi học và xây cho mình một mái ấm gia đình riêng.
“Làm việc vì bản thân là rất quan trọng. Tôi đưa 3 đứa con của tôi đi học. Tôi rất tự hào về những gì tôi đã đạt được. Một số phụ nữ ở độ tuổi của tôi hỏi tôi rằng tôi đã làm điều đó như thế nào. Có những phụ nữ trẻ hơn muốn được giúp đỡ”. Bà nói rằng có một mối đe dọa khác: ‘người ngoài’.
“Có những người khác từ thủ đô Harare và các khu vực khác cũng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này”, Munkuli nói. “Họ đang tính phí thấp hơn cho cá kapenta, điều này làm cho giá bán của họ rẻ hơn, khiến chúng tôi có thể phải ngừng kinh doanh”.
Thành viên hợp tác xã Sinikiwe Mwinde, 45 tuổi, nói: “Mọi người giờ đã có giàn đánh bắt của riêng mình, và chúng tôi lo sợ rằng một ngày nào đó chúng tôi thức dậy và sẽ không còn cá kapenta cho chúng tôi”.
“Khi chúng tôi thành lập hợp tác xã, chúng tôi thường đánh bắt khoảng 3 tấn cá kapenta mỗi tháng, nhưng do mưa kém và biến đổi khí hậu, những ngày này sẽ may mắn nếu như bắt được dù chỉ một tấn”, Mwinde nói.
“Từ năm 2011 đến 2018, công việc kinh doanh sinh lợi nhưng không còn nữa”.
Người phát ngôn của Zimparks, Tinashe Farawo, xác nhận rằng các nghiên cứu cho thấy quần thể cá ở hồ Kariba đang dần bị cạn kiệt, với việc thiếu lượng mưa làm giảm lượng tảo ở cơ sở chuỗi thức ăn của hồ.
Zambia và Zimbabwe đã đồng ý giảm số lượng tàu thuyền đánh bắt trên vùng biển chung của họ, nhưng nạn săn trộm đang hoành hành.
Ông nói: “Nghiên cứu cho thấy chúng ta đang gặp phải tình trạng đánh bắt quá mức. Sản lượng khai thác cá đã giảm kể từ năm 1989, sau khi đạt đỉnh 30.000 tấn giữa Zambia và Zimbabwe”.
“Zimbabwe đã giảm số lượng giàn đánh cá từ mức cao nhất là 560 xuống còn 445 hiện tại, đồng thời cũng đang thực hiện chu kỳ 'trăng tròn' kéo dài 7 ngày nhằm giảm đánh bắt cá xuống 23% cũng như tăng cường thực thi pháp luật để hạn chế việc đánh bắt cá không theo quy định”.
“Nhiệt độ nước đã tăng lên trong những năm qua, vượt quá ngưỡng 28 độ C để một số loại tảo phát triển mạnh. Loại tảo này là nguồn thức ăn chính của động vật phù du, đồng thời là thức ăn của cá kapenta”, ông Farawo nói.
Nuôi cá là một liên doanh sinh lợi ở một số vùng của Zimbabwe nhưng một dự án xây dựng ao nuôi cá của hợp tác xã này đã thất bại.
Mwinde nói: “Dự án của chúng tôi không thành công vì chúng tôi không có đủ tiền để bơm nước từ sông vào các bể chứa”.
“Chúng tôi cũng đang lấy các viên thức ăn cho cá từ thủ đô Harare và Thác Victoria, những nơi rất xa, vì vậy dự án đã bị ảnh hưởng”.
Vào năm 2015, Mwinde xây dựng một cửa hàng nhỏ bằng số tiền kiếm được từ việc đánh cá, và bây giờ, khi không còn lênh đênh ở trên hồ, cô chuyển sang bán hàng tạp hóa.
“Khi chúng tôi thành lập hợp tác xã này vào năm 2011, tôi chưa bao giờ nghĩ cuộc sống của mình sẽ thay đổi như thế này. Tất cả các con tôi đều đã đi học”, Mwinde nói. “Đứa lớn nhất năm nay đã 22 tuổi, và sắp vào đại học”.
Anh họ của cô, Sophia Mwinde, 49 tuổi, cho biết thêm: “Tôi đã đưa những đứa cháu mồ côi của mình đến trường và xây dựng một mái ấm cho gia đình mình thông qua dự án này. Tôi tự hào về chính bản thân mình”.
Nhưng tương lai lại là điều không chắc chắn cho cả hai người. “Nếu trời không mưa, công việc kinh doanh của chúng tôi sẽ bị hủy hoại”, cô nói. “Trời phải mưa”.