Công dụng chữa bệnh từ cây hẹ có thể bạn chưa biết

Lá hẹ không chỉ là thực phẩm mà còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Cây lá hẹ còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo… thuộc loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40cm. Lá hẹ giàu dược tính và có mùi thơm đặc trưng không chỉ được dùng trong các món ăn mà nó còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Cây hẹ rất dễ trồng, chỉ cần gieo hạt hoặc trồng bằng cây con. Cây hẹ phát triển tốt quanh năm, ít phải chăm sóc. Lá hẹ có thể dùng làm rau ăn hoặc dùng làm thuốc khi cần.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Đông y, cây lá hẹ có tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay. Lá hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường được sử dụng để chữa đau tức ngực, nấc, ngã chấn thương… Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay giúp ôn trung, hành khí, tán ứ thường được sử dụng để chữa ngực bụng đau nhức do thực tích, đới hạ… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt thường được dùng để chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh.

Hơn thế, theo các nhà khoa học, trong lá hẹ có chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như: mandan, canxi, riboflavin, pyridoxin, thiamin, sắt, đồng và niacin. Ngoài ra, lá hẹ còn chứa các vitamin nhóm B, vitamin nhóm K có tác dụng phòng chống bệnh loãng xương.

Bên cạnh đó, các hoạt chất kháng sinh mạnh bên trong lá hẹ như: sulfit, odorin và allcin còn mạnh và tốt hơn cả penicillin – một chất kháng sinh hóa học thường được dùng trong thuốc tây.

Nhờ những chất kháng sinh có trong lá hẹ mà nó có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella tryphi, Streptococcus hemolyticus, Shigella shiga, Coli Bethesda, Bacillus subtilis, Shigella flexneri…

Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy lưu huỳnh tự nhiên và chất flavonoid bên trong lá hẹ. Những chất này có tác dụng phòng chống một số căn bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, và ung thư dạ dày rất hiệu quả.

Lá hẹ cũng chứa rất ít calories nên có thể dùng để giảm cân rất hiệu quả mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Một số món ăn, bài thuốc có hẹ trong y học cổ truyền:

Chữa tinh yếu do hư lao: 1 thang thuốc bao gồm: Hạt hẹ 16g, Phúc bồn tử 24g, Xà sàng tử 6g, Thỏ ty tử 24g, Phá cố tử 6g, Kim anh tử 16g, Thạch liên tử 16g, Câu kỷ tử 24g, Ngũ vị tử 6g, Dâm dương hoắc 24g, Hoài sơn 48g, Thục địa 48g. Sắc uống 1 thang/ ngày, chia làm 3 lần uống. Uống liên tục trong 15 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp 2 liệu trình nữa.

Chữa ngọc hành (tinh hoàn) cứng đơ, mà tinh tự chảy ra : Hạt hẹ và Phá cố chỉ, mỗi thứ 6g sắc uống.

Chữa viêm tiền liệt tuyến ở nam giới và bạch đới ở nữ giới : Hạt hẹ lượng tùy dùng, sắc uống.

Chữa bụng dưới đau nhói và ngộ độc thức ăn : Cây hẹ lượng tùy dùng, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống (nên uống nhiều).

Chữa lên cơn co giật, nôn ra nước xanh sau sinh đẻ: Lá hẹ 1 nắm giã nhuyễn lấy nước cốt, hòa cùng nước cốt gừng lượng vừa đủ để uống.

Chữa phụ nữ đến kỳ kinh mà không hành kinh, khí nghịch, đưa máu ngược lên sinh thổ huyết, hoặc bị thương ứ máu, tiểu ra máu, chảy máu cam: Toàn cây hẹ 100g, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, hòa cùng lượng vừa đủ đồng tiện (nước tiểu trẻ em) uống.

Chữa cơn suyễn nguy cấp: Lá hẹ 1 nắm sắc uống.

Tẩy giun kim: Rễ hẹ lượng đủ dùng, sắc uống.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cong-dung-chua-benh-tu-cay-he-co-the-ban-chua-biet/20210227042114827