Công nghệ quân sự hiện đại hỗ trợ Ukraine phòng thủ
Trong lịch sử, đã có những trường hợp công nghệ quân sự phòng thủ mạnh hơn tấn công, giống như cuộc xung đột Ukraine-Nga. Cụ thể, Ukraine đang hưởng lợi từ việc tập trung công nghệ phòng thủ hiện đại trong nhiều thập kỷ.
Trong nhiều thế kỷ đã có rất nhiều sự thay đổi như vậy. Hồi đầu, các loại súng máy hạng nặng được lắp đặt tại một vị trí cố định là đủ để phòng thủ trước các đơn vị lính bộ.
Tên lửa chống tăng Javelin. Ảnh: AP
Bài liên quan
Ukraine sắp nhận thêm tên lửa Javelin và Stinger của Mỹ
Ukraine cho biết đã bắt giữ thủ lĩnh phe đối lập
Ông Putin nói chiến dịch tại Ukraine sẽ thành công, thừa nhận đàm phán bế tắc
Rheinmetall sẵn sàng cung cấp 50 xe tăng cho Ukraine
Nga tuyên bố phá hủy hệ thống tên lửa S-300 do phương Tây cung cấp cho Ukraine
Lợi thế đó giảm dần khi người Anh lắp súng trên một nền tảng phòng thủ di động được phát triển với tên gọi là “két nước”. Chiến tranh xe tăng tăng cường sức mạnh tấn công bằng cách đưa hỏa lực cơ động lên các lực lượng phòng thủ.
Ban đầu, một vũ khí chống tăng, bazooka, phải được bắn ở cự ly gần để tiêu diệt xe tăng bằng sức nổ, nhưng đồng thời cũng khiến người bắn thiệt mạng. Bởi vậy, những cuộc tấn công kết hợp giữa xe tăng, bộ binh và không quân sau đó đã tỏ ra chiếm ưu thế trước phòng thủ.
Tên lửa chống tăng
Và rồi, để giành lại lợi thế, một vũ khí chống tăng mới đã phải được phát triển: vũ khí chống tăng có thể bắn từ xa để bảo vệ người lính đang bắn, cũng như một vũ khí đủ thông minh để bám theo một chiếc xe tăng đang di chuyển trong bóng tối.
Trong khoảng một thập kỷ qua, chính công nghệ từ điện thoại thông minh đã mang lại cho lực lượng Ukraine những vũ khí thông minh như vậy. Binh sĩ Ukraine có thể bắn tên lửa điều khiển chống tăng Javelin hoặc NLAW (ATGM) từ hơn một km tính từ xe tăng đang di chuyển.
Một tên lửa cơ động Javelin của Mỹ có giá khoảng 200.000 USD và chỉ 26.000 USD cho NLAW của Anh. Chỉ một quả tên lửa đã có thể tiêu diệt một xe tăng Nga có giá hơn 5 triệu USD. Tỷ lệ thành công trên chiến trường của Javelin thật sự quá tốt, khi đạt hiệu quả tới hơn 90%.
Mất ưu thế trên không
Những cuộc không kích cũng đang bị ngăn chặn bằng những biện pháp phòng thủ rẻ hơn rất nhiều. Điều này đang được thực hiện với một loại tên lửa vác vai được phát triển cách đây gần 4 thập kỷ và đã trở nên ngày càng thông minh hơn trong những năm qua.
Hiệu quả của tên lửa bị giới hạn đối với máy bay tấn công tầm thấp. Tuy nhiên, ngược lại các máy bay bay tầm cao cũng cần những loại vũ khí dẫn đường chính xác đắt tiền để có hiệu quả.
Trong điều kiện Nga đang di dời quân lính của mình về phía đông và phía nam, có ít địa điểm hơn để người Ukraine phục kích, một chiến lược vốn đã rất thành công ở khu vực đồi núi và rừng rậm phía bắc Kiev.
Vì vậy, ở phía đông và phía nam của Ukraine, địa hình được cho là tốt hơn để người Nga tận dụng ưu thế về số lượng xe bọc thép để tấn công.
Thế nhưng tên lửa chống tăng ATGM do Ukraine sản xuất có khoảng cách hiệu quả là 5,5 km vào ban ngày. Ukraine từng là trung tâm nghiên cứu hàng không vũ trụ của Liên Xô, và quá trình phát triển vũ khí của nước này vẫn tiếp tục.
Vẫn rất khó để dự đoán được kết cục, nhưng việc tấn công dưa vào hỏa lực trên một chiếc xe bọc thép dày, với chi phí lên tới 8 triệu USD cho mỗi chiếc, liên tục cần tiếp nhiên liệu, bảo trì và yêu cầu ba thành viên trở lên chưa chắc đã lấn át các thiết bị phòng thủ cầm tay đa dụng và thông minh.
Quốc Thiên (Theo AT)