Công nghệ xây cầu Chương Dương độc nhất vô nhị của người Việt

Chương Dương là cầu thép bê tông đầu tiên do người Việt tự chủ. Người ta kể rằng, vị thứ trưởng trẻ tuổi Bùi Danh Lưu đã chỉ đạo tận dụng vật liệu 'đầu thừa đuôi thẹo' để làm cầu Chương Dương theo một cách rất Việt Nam.

 Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, giữ vị trí giao thông quan trọng, được coi là cây cầu kì tích về cả thiết kế và thi công hoàn toàn do các kĩ sư Việt Nam lên phương án và thực hiện xây dựng.

Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, giữ vị trí giao thông quan trọng, được coi là cây cầu kì tích về cả thiết kế và thi công hoàn toàn do các kĩ sư Việt Nam lên phương án và thực hiện xây dựng.

 Cầu Chương Dương được xây dựng trong bối cảnh những năm 80 của thế kỷ 20, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên nên cảnh ùn tắc liên tục xảy ra. Trong khi đó, cầu Thăng Long còn đang dở dang và dù có xong cũng không “chia lửa” được nhiều, do vị trí quá xa nhau.

Cầu Chương Dương được xây dựng trong bối cảnh những năm 80 của thế kỷ 20, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên nên cảnh ùn tắc liên tục xảy ra. Trong khi đó, cầu Thăng Long còn đang dở dang và dù có xong cũng không “chia lửa” được nhiều, do vị trí quá xa nhau.

Ban đầu, cầu Chương Dương được xây dựng trên ý tưởng thiết kế là cầu treo với 3 nhịp chính vượt sông. Để làm được cầu này, điều quan trọng nhất là phải đóng được cọc của các trụ nhịp chính xuống sông Hồng ở độ sâu khoảng 60m.

Ban đầu, cầu Chương Dương được xây dựng trên ý tưởng thiết kế là cầu treo với 3 nhịp chính vượt sông. Để làm được cầu này, điều quan trọng nhất là phải đóng được cọc của các trụ nhịp chính xuống sông Hồng ở độ sâu khoảng 60m.

Lúc bấy giờ, Bộ GTVT - Bưu điện chủ trương xây dựng một cầu công nghệ Nhật Bản. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Danh Lưu đề xuất xây một cây cầu sắt vĩnh cửu với tốc độ làm cầu treo, tận dụng khối lượng sắt thép, vật tư làm cầu Thăng Long còn thừa. Ông sẽ tự thiết kế cây cầu và chịu trách nhiệm về tính khả thi của dự án.

Lúc bấy giờ, Bộ GTVT - Bưu điện chủ trương xây dựng một cầu công nghệ Nhật Bản. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Danh Lưu đề xuất xây một cây cầu sắt vĩnh cửu với tốc độ làm cầu treo, tận dụng khối lượng sắt thép, vật tư làm cầu Thăng Long còn thừa. Ông sẽ tự thiết kế cây cầu và chịu trách nhiệm về tính khả thi của dự án.

Sau thời gian thuyết phục, thiết kế của Thứ trưởng Bùi Danh Lưu được phê duyệt dự án, đồng thời đích thân ông chỉ huy công trình.

Sau thời gian thuyết phục, thiết kế của Thứ trưởng Bùi Danh Lưu được phê duyệt dự án, đồng thời đích thân ông chỉ huy công trình.

Người ta kể lại rằng, khi xây dựng cầu Chương Dương, vị thứ trưởng trẻ tuổi đã mạnh dạn tận dụng vật liệu thừa là các dầm sắt thừa ở cầu Thăng Long. Để các dầm sắt này phù hợp khổ cầu, ông chỉ đạo “chế sửa” lại theo cách riêng mà trên thế giới chưa từng làm.

Người ta kể lại rằng, khi xây dựng cầu Chương Dương, vị thứ trưởng trẻ tuổi đã mạnh dạn tận dụng vật liệu thừa là các dầm sắt thừa ở cầu Thăng Long. Để các dầm sắt này phù hợp khổ cầu, ông chỉ đạo “chế sửa” lại theo cách riêng mà trên thế giới chưa từng làm.

Thời điểm xây cầu, có những ngày trời rét "cắt da, cắt thịt" nhưng những người thợ vẫn làm việc quên mình.

Thời điểm xây cầu, có những ngày trời rét "cắt da, cắt thịt" nhưng những người thợ vẫn làm việc quên mình.

Vào những ngày nóng như đổ lửa, những người công nhân vẫn phơi mình dưới trời nắng để kích kéo, lao lắp những dàn dầm thép nặng hàng chục tấn tiến vào mố trụ... Nhờ vậy, cây cầu đã hoàn thành chỉ sau 21 tháng thi công, vượt tiến độ 12 tháng và chính thức thông xe ngày 30/6/1985.

Vào những ngày nóng như đổ lửa, những người công nhân vẫn phơi mình dưới trời nắng để kích kéo, lao lắp những dàn dầm thép nặng hàng chục tấn tiến vào mố trụ... Nhờ vậy, cây cầu đã hoàn thành chỉ sau 21 tháng thi công, vượt tiến độ 12 tháng và chính thức thông xe ngày 30/6/1985.

Cầu chia làm 4 làn xe chạy 2 chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5m, phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5m.

Cầu chia làm 4 làn xe chạy 2 chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5m, phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5m.

Đây là cây cầu thép – bê tông đầu tiên hoàn toàn do kỹ sư và công nhân Hà Nội tự thiết kế và xây dựng mà không cần bất cứ sự trợ giúp kỹ thuật nào của nước ngoài. Tại cây cầu này, các kỹ sư cầu đường của Việt Nam được thử sức mình để có thể thiết kế thi công các cây cầu lớn khác.

Đây là cây cầu thép – bê tông đầu tiên hoàn toàn do kỹ sư và công nhân Hà Nội tự thiết kế và xây dựng mà không cần bất cứ sự trợ giúp kỹ thuật nào của nước ngoài. Tại cây cầu này, các kỹ sư cầu đường của Việt Nam được thử sức mình để có thể thiết kế thi công các cây cầu lớn khác.

Tên cầu lúc khởi công là "Cầu treo mùa xuân", sau đó, được đổi tên thành cầu “Chương Dương” bởi đây là tên một bến trên sông Hồng, nơi đã vang lừng chiến thắng đánh bại quân Nguyên - Mông vào thế kỷ XIII.

Tên cầu lúc khởi công là "Cầu treo mùa xuân", sau đó, được đổi tên thành cầu “Chương Dương” bởi đây là tên một bến trên sông Hồng, nơi đã vang lừng chiến thắng đánh bại quân Nguyên - Mông vào thế kỷ XIII.

Đến tận bây giờ, cầu Chương Dương sừng sững và được coi là biểu tượng của tinh thần tự lực, tự cường Việt Nam.

Đến tận bây giờ, cầu Chương Dương sừng sững và được coi là biểu tượng của tinh thần tự lực, tự cường Việt Nam.

Mời độc giả xem video:Sự thật về đào mỏ quạ đang bán đầy chợ. Nguồn: THDT.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/cong-nghe-xay-cau-chuong-duong-doc-nhat-vo-nhi-cua-nguoi-viet-1561659.html