Công tác bảo mật, an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng của ngành Ngoại giao trong bối cảnh mới

Sáng ngày 3/11, tại Học viện Ngoại giao đã diễn ra Hội thảo 'Công tác bảo mật, an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng của ngành Ngoại giao trong bối cảnh mới', do Văn phòng Bộ phối hợp với Học viện Ngoại giao tổ chức.

Hội thảo "Công tác bảo mật, an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng của ngành Ngoại giao trong bối cảnh mới", do Văn phòng Bộ phối hợp với Học viện Ngoại giao tổ chức.

Hội thảo "Công tác bảo mật, an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng của ngành Ngoại giao trong bối cảnh mới", do Văn phòng Bộ phối hợp với Học viện Ngoại giao tổ chức.

Tham dự có các chuyên gia, các diễn giả đến từ Cục An ninh Chính trị Nội bộ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát An ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ), Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông) cùng lãnh đạo và cán bộ các đơn vị trong Bộ.

Phát biểu khai mạc, Quyền giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung cho rằng, thông tin luôn là một loại nguồn lực đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày và đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay, thông tin còn là dữ liệu – loại dầu mỏ mới cho sự phát triển của các quốc gia.

Trong ngành Ngoại giao, các thông tin quan trọng, bí mật nhà nước thường chứa các nội dung về chiến lược, chính sách, chủ trương đàm phán, thông tin nhạy cảm về quan hệ quốc tế… Các thông tin này nếu bị lộ lọt không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế mà còn mang lại những rủi ro đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Quyền giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc hội thảo.

Quyền giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc hội thảo.

Vì vậy, việc bảo đảm các thông tin bí mật nhà nước, an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng ở Việt Nam nói chung và đặc biệt trong ngành Ngoại giao luôn là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và chấp hành thực hiện các một cách nghiêm túc, bài bản coi trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Theo Quyền giám đốc Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao là cơ quan trọng yếu của Chính phủ, luôn là mục tiêu hàng đầu cho các lực lượng bên ngoài tấn công khai thác thông tin, đặc biệt là thông tin mật.

Nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của ngành Ngoại giao, nhiều nhăm qua, Ban cán sự Đảng Bộ và Lãnh đạo Bộ Ngoại giao luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng trong ngành Ngoại giao và trong triển khai thực hiện đường lối đối ngoại các kỳ Đại hội Đảng.

Những năm trở lại đây, cục diện thế giới và khu vực có nhiều biến động khó lường, khó đoán định, đi kèm với cạnh tranh nước lớn gay gắt cùng với những tác động chưa biết đến từ tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ lượng tử, tuy mang lại những lợi ích to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng cũng kèm theo đó các thách thức nguy cơ đối với nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng và, bảo vệ bí mật nhà nước.

Sự phát triển khoa học công nghệ cũng tạo ra cơ hội, phương thức mới cho các quốc gia, đặc biệt là các lực lượng đặc biệt nước ngoài tăng cường sử dụng nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi nhằm tấn công, tìm kiếm, khai thác thông tin mật của các Bộ, ban, ngành trong nước. Bên cạnh đó, cán bộ ngành Ngoại giao cũng đang đối mặt với những thách thức trong việc hiểu biết, nắm vững các kiến thức chuyên môn về công nghệ, an ninh mạng cũng như mối liên hệ tác động qua lại của công nghệ, an ninh mạng đối trong công tác đối ngoại.

Bối cảnh trên đã đặt ngành Ngoại giao trước những thách thức, cần có sự chuẩn bị, nâng cao nhận thức về công nghệ, an toàn, an ninh mạng và bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ cũng như trang bị các kỹ năng quan trọng để theo kịp với những xu hướng chuyển biến của thế giới và bắt nhịp với các hình thức ngoại giao trong các loại hình không gian, bao gồm không gian mạng trong thời gian tới.

"Những diến biến của cục diện thế giới và sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang tiếp tục đặt ra những thách thức cho các cơ quan, bộ, ngành trong triển khai hiệu quả những nội dung trên trong thời gian tới", bà Phạm Lan Dung nhấn mạnh.

Tại hội thảo các đại biểu đã bàn về các chính giải pháp trong công tác bảo mật, an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng của ngành Ngoại giao.

Tại hội thảo các đại biểu đã bàn về các chính giải pháp trong công tác bảo mật, an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng của ngành Ngoại giao.

Do vậy, để tìm ra những giải pháp tối ưu trong việc hóa giải các thách thức nêu trên thành cơ hội, tại hội thảo các đại biểu đã cùng chia sẻ và thảo luận về những nguy cơ, thách thức mới trong các loại hình không gian, đặc biệt là không gian mạng đối với công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng trong triển khai công tác của các cơ quan nhà nước nói chung và ngành Ngoại giao nói riêng.

Hội thảo cũng thảo luận về các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, người lao động ngành ngoại giao về các thách thức nổi lên trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin trong tình hình mới. Đồng thời, nghiên cứu các hình thức mới trong phổ biến các quy định của pháp luật liên quan, trong đó hướng dẫn cho các đơn vị ngành ngoại giao những điểm quan trọng cần lưu ý trong quá trình thực hiện; gợi mở các hướng xử lý những vấn đề khó khăn trong triển khai Luật.

Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về các nội dung hợp tác quốc tế và các biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng trong triển khai công tác của các cơ quan nhà nước nói chung và đặc biệt là ngành Ngoại giao trong thời gian tới.

Minh Nhật

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/cong-tac-bao-mat-an-toan-an-ninh-thong-tin-an-ninh-mang-cua-nganh-ngoai-giao-trong-boi-canh-moi-248566.html