Công trình xanh - Vì sao không nên dùng gạch nung?

Với tốc độ đô thị hóa, vấn đề về môi trường và năng lượng đòi hỏi các công trình xây dựng phải có trách nhiệm đảm bảo tính an toàn, bền vững, thân thiện. Đây là nền tảng cho các chủ đầu tư hướng tới công trình xanh. Trong đó công trình phải đáp ứng 5 tiêu chí cơ bản là: Tổng thể bền vững, sử dụng hiệu quả năng lượng và nước, sử dụng vật liệu hiệu quả, chất lượng môi trường trong nhà, quá trình vận hành – khai thác và sử dụng. Đặc biệt trong việc sử dụng vật liệu phải đảm bảo là vật liệu không nung. Và vì sao đó lại là 1 trong 5 tiêu chí quan trọng? Kinh nghiệm đến từ các nước lớn trên thế giới đã khẳng định ra sao?

Vấn đề về môi trường và năng lượng đòi hỏi các công trình xây dựng phải có trách nhiệm đảm bảo tính an toàn, bền vững, thân thiện. (Ảnh minh họa)

Vấn đề về môi trường và năng lượng đòi hỏi các công trình xây dựng phải có trách nhiệm đảm bảo tính an toàn, bền vững, thân thiện. (Ảnh minh họa)

Trong suốt lịch sử loài người, việc lựa chọn vật liệu xây dựng không ngừng phát triển. Từ những công trình kiến trúc bằng gỗ sớm nhất, đến những tòa nhà có tường kính và bê tông cốt thép hiện đại, mỗi loại vật liệu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển của xã hội, nhu cầu về công trình kiến trúc của con người cũng không ngừng thay đổi. Trong quá trình này, một số vật liệu xây dựng truyền thống, chẳng hạn như gạch nung, dần dần bị loại bỏ do những nguy cơ tiềm ẩn.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi xây nhà bằng gạch nung

Từ lâu việc dùng gạch nung trong xây dựng đã thành cố hữu, tuy nhiên với những hệ lụy phát sinh như ô nhiễm môi trường quá lớn trong quá trình sản xuất gạch đỏ. Việc nung gạch nung đòi hỏi một lượng than lớn, dẫn đến thải ra một lượng lớn khí thải carbon dioxide và làm trầm trọng thêm vấn đề nóng lên toàn cầu. Đồng thời, trong quá trình nung sẽ sinh ra một lượng lớn khói và khí độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí.

Đồng thời sự lãng phí tài nguyên cũng là một yếu tố quan trọng. Trong quá trình sản xuất gạch nung tiêu tốn một lượng lớn tài nguyên đất. Theo thống kê, để sản xuất ra một viên gạch nung tiêu chuẩn phải mất gần 1kg đất sét. Ví dụ như ở Trung Quốc, một lượng lớn gạch nung được sản xuất hàng năm, đồng nghĩa với việc một lượng lớn đất canh tác được sử dụng để sản xuất, gây lãng phí nghiêm trọng tài nguyên đất.

Sản xuất gạch nung đòi hỏi diện tích đất lớn để khai thác đất sét và nung gạch. Việc cấm sử dụng gạch đỏ sẽ giúp giảm thiểu nhu cầu khai thác đất sét, góp phần bảo vệ tài nguyên đất đai và giảm thiểu tình trạng phá rừng. Các tòa nhà sử dụng gạch nung có hiệu suất cách nhiệt kém và cần một lượng lớn năng lượng để duy trì nhiệt độ trong nhà ổn định. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sinh hoạt của người dân mà còn làm tăng áp lực cung cấp năng lượng.

Gạch nung có hiệu quả cách nhiệt kém, dẫn đến lãng phí năng lượng trong các tòa nhà. Sử dụng các vật liệu xây dựng mới có hiệu quả năng lượng cao hơn sẽ giúp giảm thiểu nhu cầu sử dụng năng lượng cho sưởi ấm và làm mát, từ đó góp phần bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, gạch nung có độ bền và khả năng chịu lực thấp hơn so với các vật liệu xây dựng hiện đại như bê tông và thép. Việc hạn chế và dần chấm dứt việc sử dụng gạch nung sẽ thúc đẩy các vật liệu xây dựng mới có chất lượng cao hơn, giúp nâng cao độ an toàn và tuổi thọ của công trình xây dựng.

Mô hình nhà lắp ghép trên thế giới

Tại sao tại Trung Quốc lại cấm sử dụng gạch nung? Vì tính đến những mối nguy hiểm trên, Trung Quốc đã nghiêm cấm việc sử dụng gạch đất sét đặc trong các dự án xây dựng mới, cải tạo và mở rộng ở các khu vực thành thị. Điều này nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của tòa nhà và thúc đẩy sự phát triển của các công trình xanh.

Trước những vấn đề, thách thức do gạch nung mang lại, hầu hết các quốc gia trên thế giới và Trung Quốc phải tìm ra những loại vật liệu xây dựng mới để giải quyết vấn đề này. Tại Việt Nam cũng đã có quy định trong Thông tư số 13/2017 TT-BXD (Thông tư 13) quy định việc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp để làm tường, vách ngăn và khối xây.

Vật liệu xây không nung gồm: Gạch bê tông; Vật liệu nhẹ: Gạch hoặc tấm panel từ bê tông khí chưng áp, bê tông khí không chưng áp, bê tông bọt; các chủng loại trên có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1.000kg/m3; tấm tường thạch cao, tấm 3D, tấm panel bê tông, tấm panel nhẹ; gạch khác được sản xuất từ chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp; gạch silicát.

Gạch bê tông khí chưng áp AAC, tấm ALC, vữa khô trộn sẵn và phụ gia bê tông… vật liệu xây dựng xanh tại Việt Nam - thương hiệu uy tín trên trường quốc tế do Sông Đà Cao Cường sản xuất.

Gạch bê tông khí chưng áp AAC, tấm ALC, vữa khô trộn sẵn và phụ gia bê tông… vật liệu xây dựng xanh tại Việt Nam - thương hiệu uy tín trên trường quốc tế do Sông Đà Cao Cường sản xuất.

Thông tư 13 áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan tới các hoạt động sản xuất và nhập khẩu vật liệu xây không nung, hoạt động đầu tư xây dựng công trình và các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng.

Trong đó các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung là các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây với tỷ lệ Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: sử dụng 100%;

Các tỉnh Đồng bằng Trung du Bắc bộ; các tỉnh vùng Đông Nam bộ: Tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%; Các tỉnh còn lại: Tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70%, tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây.

Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận. Bên cạnh đó nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, số tầng.

Đây cũng là xu hướng cho công trình xanh tại Việt Nam, vật liệu xây dựng trong tương lai phải xanh, thân thiện với môi trường, hiệu quả. Hầu hết các nước phát triển trên thế giới đã sử dụng những phương pháp thay đổi mới trong xây dựng để lựa chọn thay thế như nhà kết cấu thép. Nhà kết cấu thép là một loại phương pháp xây dựng mới, ưu điểm chính của nó là cường độ cao, khả năng chống động đất tốt và thời gian thi công ngắn.

Hơn nữa, hầu hết các cấu kiện của nhà kết cấu thép đều có thể sản xuất tại nhà máy, lắp đặt tại chỗ thuận tiện, nhanh chóng, giúp giảm đáng kể ô nhiễm tiếng ồn, bụi trong quá trình thi công. Ngoài ra, thép có thể được tái chế và tái sử dụng, phù hợp với khái niệm xanh và bảo vệ môi trường.

Mô hình ngôi nhà hoàn thiện sau khi sử dụng bê tông nguyên khối, gạch bê tông khí chưng áp AAC, tấm ALC của Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường.

Mô hình ngôi nhà hoàn thiện sau khi sử dụng bê tông nguyên khối, gạch bê tông khí chưng áp AAC, tấm ALC của Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường.

Theo ông Kiều Văn Mát, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường cho biết: “Xây dựng bê tông nguyên khối hay gạch bê tông cho nhà lắp ghép cũng đang được thịnh hành, đây là một loại vật liệu xây dựng phổ biến khác có ưu điểm chính là chi phí thấp, dễ thi công và đặc tính cách nhiệt tốt. Hơn nữa, việc sản xuất và sử dụng bê tông nguyên khối ít gây ô nhiễm và là vật liệu tương đối thân thiện với môi trường”.

Tuy nhiên, bê tông nguyên khối nặng hơn và có yêu cầu cao hơn về kết cấu công trình. Như thi công tổng hợp, xây dựng bằng vật liệu composite là một phương pháp xây dựng mới nổi được phát triển trong những năm gần đây.

Quá trình thi công nhà lắp ghép với bê tông khí chưng áp AAC.

Quá trình thi công nhà lắp ghép với bê tông khí chưng áp AAC.

Phương pháp xây dựng này chủ yếu sử dụng vật liệu composite mới có độ bền cao, nhẹ làm kết cấu chính, kết hợp với vật liệu cách nhiệt tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, có thể cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng năng lượng và sự thoải mái của tòa nhà. Hơn nữa, quá trình sản xuất vật liệu composite hầu như không gây ô nhiễm, khiến nó trở thành vật liệu xây dựng xanh thực sự.

Chi phí xây dựng ban đầu có thể tăng cao do giá thành của các vật liệu xây dựng mới cao hơn so với gạch đỏ. Tuy nhiên, về lâu dài, việc sử dụng các vật liệu xây dựng mới có hiệu quả năng lượng cao hơn có thể giúp tiết kiệm chi phí vận hành cho các tòa nhà.

Công trình đang hình thành, hoàn thiện trên mọi địa hình được đơn vị sản xuất ứng dụng và thi công.

Công trình đang hình thành, hoàn thiện trên mọi địa hình được đơn vị sản xuất ứng dụng và thi công.

Công trình thực tế áp dụng trong khu dân cư đông người.

Công trình thực tế áp dụng trong khu dân cư đông người.

Tấm panel ALC là sản phẩm bê tông khí chưng áp có các tiêu chuẩn và tính năng mới vượt trội so với vật liệu xây dựng truyền thống như nhẹ cách âm cách nhiệt chống cháy và là sản phẩm xây dựng xanh thân thiện môi trường khi đưa vật liệu này vào mô hình nhà lắp ghép bằng kết cấu thép thì đặc biệt hiệu quả về tốc độ thi công nhanh, đơn giản, tỷ trọng nhẹ làm giảm đáng kể chi phí nền móng, dầm sàn... và là vật liệu xây dựng đang được lựa chọn cho việc xây dựng các công trình công nghiệp, nhà xưởng, văn phòng và nhà ở theo phương pháp lắp ghép bằng kết cấu thép.

Mộc Miên

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/cong-trinh-xanh-vi-sao-khong-nen-dung-gach-nung-380968.html