Theo kết quả một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các sản phẩm thuốc lá điện tử có chứa đến gần 130 loại hóa chất cực kỳ độc hại, 153 loại gây nguy hiểm cho sức khỏe và 225 loại gây kích ứng. Những chất độc hại này khiến những người sử dụng thuốc lá điện tử, đối mặt mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe. Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang nỗ lực tìm ra cách tốt nhất để quản lý thuốc lá điện tử trong bối cảnh mức độ phổ biến của chúng ngày càng tăng.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có thêm 8.000 người bị suy thận, trong đó có nhiều bệnh nhân dưới 30 tuổi.
Theo số liệu của Bộ Y tế, chỉ trong vòng 2 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã gia tăng một cách đáng kể (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023). Sử dụng thuốc lá điện tử cao ở nhóm tuổi trẻ (15 - 24 tuổi) với tỉ lệ là 7,3%; nhóm tuổi 25 - 44 tuổi là 3,2% và nhóm tuổi 45 - 64 tuổi là 1,4%.
Chiều 13/11, Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 và chương trình Careme 2024 đã tổ chức lễ tổng kết, công bố những kết quả đã đạt được.
Chiều 13.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Thuốc lá thế hệ mới đang bị nhìn nhận là có đặc tính hợp thời và dễ tiếp cận giới trẻ. Nhưng thực tế thuốc lá nung nóng dù được liệt vào chủng loại thuốc lá thế hệ mới nhưng lại không có những đặc tính này. Đây cũng là lý do nhiều nước trên thế giới không cấm thuốc lá nung nóng mà đưa vào quản lý chặt chẽ như đối với thuốc lá điều truyền thống, từ đó kiểm soát được chất lượng sản phẩm, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng thất thu thuế.
Đại biểu Dương Khắc Mai đặt câu hỏi, với những người trưởng thành, biết dùng ma túy là phạm tội mà vẫn vi phạm thì có nên được xem là bệnh nhân không?
Đó là kết quả mà 'Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng và chương trình Careme 2024' đã đạt được.
Các đại biểu Quốc hội đều tán thành với mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể như dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2023, khẳng định đầu tư vào chương trình là hết sức cần thiết và thể hiện quyết tâm bảo vệ an ninh và sức khỏe của cộng đồng.
Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 đã tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí trực tiếp cho 1.136.135 lượt người; hơn 1 triệu người dân được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong 2 ngày diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhiều vấn đề nóng ở các lĩnh vực đã được đưa vào thảo luận.
Báo cáo của gần 700 cơ sở KCB trên cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam kiến nghị cần kịp thời ban hành quy định để cấm toàn diện các sản phẩm này trước khi việc sử dụng trở nên phổ biến hơn.
Từ đầu năm 2024 đến nay, vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả diễn biến phức tạp nhất là vào các thời điểm lễ tết, kỳ nghỉ dài ngày. Trong bối cảnh này, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện, xử lý hơn 41,7 nghìn vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước 479 tỷ đồng.
Theo ThS.BS Phan Thị Hải, tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới đang tăng nhanh, đặc biệt ở giới trẻ từ 15 – 24 tuổi.
Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội vừa qua, một trong những nhóm vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm là việc quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng, nếu có Nghị quyết của Quốc hội về việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, sẽ là giải pháp thiết thực để bảo vệ sức khỏe nhân dân, trước khi sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Các sản phẩm thuốc lá mới được bán công khai và phổ biến trên các mạng xã hội và được giao hàng tận nơi. Hiện nay, các sản phẩm này chưa được quy định trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chưa có quy định cấm sử dụng...
Với mục tiêu tăng tốc, bứt phá, về đích, Quốc hội đã chốt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%, trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, xã Tà Nung (TP Đà Lạt) luôn chú trọng nâng cao đời sống tinh thần cho người dân thông qua việc triển khai hiệu quả Phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa'. Những nỗ lực này không chỉ vun đắp tinh thần đoàn kết, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; qua đó, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Tà Nung nói riêng và TP Đà Lạt nói chung.
Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với 03 lĩnh vực: ngân hàng, y tế, công thương, thông tin và truyền thông đã hoàn thành chương trình đề ra. Chia sẻ với Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Long An Lê Thị Song An cho rằng, việc lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn cho thấy Quốc hội đã bám sát thực tế, lắng nghe ý kiến của cử tri và Nhân dân.
Thuốc lá điện tử hay thuốc lá nung nóng đều chứa chất gây nghiện cao, nicotine cũng như các chất phụ gia không thuốc lá, hóa chất tạo mùi thơm. Đây là các loại hóa chất rất độc hại với cơ thể đặc biệt là đường dẫn khí.
Tại phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn lĩnh vực y tế, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã tập trung chất vấn với các nhóm vấn đề: Việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cung cấp cho người dân và công tác phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai; việc cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám, chữa bệnh. Đáng chú ý, thực trạng quản lý các mặt hàng thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm và giải pháp xử lý các vi phạm; công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích… là những vấn đề được các đại biểu quan tâm nhiều nhất.
Thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử đang hủy hoại giới trẻ khi nhiều em sa đà vào nghiện loại thuốc lá mới này. Nguy hiểm hơn, thuốc lá điện tử đã được tẩm ướp ma túy tổng hợp, đặc biệt là cần sa, dẫn đến nhiều người vừa sử dụng, ngộ độc cần sa, suýt mất mạng.
Phát biểu kết phiên chất vấn và trả lời chất vấn trên lĩnh vực y tế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận xét, đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn trước Quốc hội. Nhưng với kinh nghiệm công tác, điều hành ở Bộ, địa phương, Bộ trưởng đã chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, nắm chắc vấn đề, trả lời thẳng thắn đối với các nội dung đại biểu Quốc hội đặt ra.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng cần cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng vì đây sẽ là giải pháp thiết thực để bảo vệ sức khỏe nhân dân. Theo đó, tình trạng trộn lẫn ma túy vào thuốc lá điện tử đang nghiêm trọng, 73 người đã bị xử lý về hành vi này trong ba tháng đầu năm 2024.
Bản tin Nóng 18h: Xây dựng văn bản phù hợp để quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; Thông tin xấu độc, sai sự thật: Trách nhiệm lớn thuộc về mạng xã hội; Cảnh báo gió giật cấp 9, sóng lớn ở vùng biển Thừa Thiên Huế-Phú Yên; Hội An miễn phí vé tham quan phố cổ ngày 4/12 …
Tình trạng buôn lậu thuốc lá, bao gồm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN), đang đặt ra yêu cầu cấp thiết có khung pháp lý với các mặt hàng này.
Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đánh giá cao phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Theo các ĐBQH, Bộ trưởng đã trả lời 'đúng và trúng', đáp ứng được sự kỳ vọng, quan tâm của đông đảo cử tri, nhân dân cả nước.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sáng 12/11, bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, sẽ xử lý nghiêm các vi phạm về quảng cáo trên không gian mạng.
Sáng 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, thông tin truyền thông.
Khi có thông tin chính thức từ Bộ Y tế, Bộ Thông tin và truyền thông sẽ yêu cầu các nền tảng quảng cáo xuyên biên giới rà quét, và không quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá thế hệ mới.
Phiên chất vấn về lĩnh vực Y tế sáng 12/11 đã kết thúc với 33 đại biểu chất vấn và 8 lượt đại biểu tranh luận. Chủ tịch Quốc hội đánh giá, viên chất vấn đã diễn ra sôi nổi, lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn trước Quốc hội, nhưng với kinh nghiệm công tác, điều hành ở Bộ, địa phương, Bộ trưởng đã chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, nắm chắc vấn đề, trả lời thẳng thắn đối với các nội dung đại biểu Quốc hội đặt ra.
Phát biểu kết thúc phần chấn vấn thuộc lĩnh vực Y tế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, nhất là trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu đúng khi dùng thực phẩm chức năng…
Sáng 12/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã giải trình làm rõ một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế.
Sáng 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về lĩnh vực y tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có báo cáo, giải trình thêm những vấn đề liên quan được các ĐBQH quan tâm.
Sáng 12-11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã giải trình làm rõ một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế.
Ngày 11/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Trong đó, vấn đề về quản lý thị trường vàng, sự 'hoành hành' của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng... làm nóng nghị trường.
Nếu thu được một đồng thuế liên quan tới các loại thuốc lá, thì phải mất 5 đồng để giải quyết các vấn đề liên quan tới sức khỏe của người dân, chưa kể các hệ lụy khác gây ra, Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin...
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan nghiên cứu báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chủ trương xây dựng văn bản phù hợp để quản lý và phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và thuốc lá mới khác.
Sáng 12/11, tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh việc quyết liệt tháo gỡ vướng mắc ngay từ cấp cơ sở để ngành Y tế không đơn độc trong thực hiện sứ mệnh quan trọng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nỗ lực của ngành y tế đã bước đầu mang lại thành công khi Bộ trưởng Công thương thống nhất quan điểm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng có hại cho sức khỏe, cần phải cấm.
Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, vẫn còn xảy ra hiện tượng thiếu thuốc cục bộ tại một số cơ sở y tế, bệnh viện công lập do tâm lý e ngại trong mua sắm.
Khẩn trương đề xuất bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Quốc hội việc sửa đổi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Nghiên cứu báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chủ trương xây dựng văn bản phù hợp để quản lý và phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và thuốc lá mới khác.
Vấn đề quản lý thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng) làm 'nóng' nghị trường Quốc hội do Việt Nam đang bị trống pháp lý đối với loại hình này. Vấn đề đặt ra là nên chấp nhận cho nhập khẩu rồi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hay cấm tuyệt đối để bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên?
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trình Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Về vấn đề thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, đồng bào, cử tri cả nước và dư luận xã hội hết sức quan tâm. 'Tuy nhiên, còn nhiều quan điểm trái chiều, trong đó có ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp', ông Long nói.
Thừa nhận còn không ít những hạn chế, bất cập, thậm chí còn một số vấn đề gây bức xúc trong dư luận của lĩnh vực y tế khi tham gia giải trình tại Phiên chất vấn sáng nay, 12.11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, thời gian tới, sẽ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế; nghiên cứu, hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách; tập trung xử lý, tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc…
Hoàn thiện quy trình thẩm định cấp giấy phép theo hướng tinh gọn, minh bạch, rút ngắn thời gian; tăng cường năng lực quản lý, nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước và huy động sự tham gia hiệu quả các hội nghề nghiệp công tác này. Đây là một trong những yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu kết thúc phần chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế tại phiên họp sáng nay, 12.11.
Để làm tốt hơn công tác quản lý trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm cho phép nghiên cứu đề xuất ban hành Luật Thương mại điện tử để có công cụ quản lý đủ mạnh và đồng bộ...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ đã có kiến nghị đề xuất cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Bởi lẽ nếu thu được một đồng thuế liên quan tới các loại thuế này, chúng ta phải mất 5 đồng để giải quyết các vấn đề liên quan tới sức khỏe của người dân.
Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, Bộ Y tế mong muốn có nghị quyết của Quốc hội về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong khi chờ sửa đổi luật