Công ty Mỹ tiêu hủy 2 triệu con gà vì thiếu nhân viên mùa dịch COVID-19

Một công ty chế biến thịt gà ở Delaware (Mỹ) đang buộc phải tiêu hủy tới 2 triệu con gà mà không thể bán thịt do nhân viên nghỉ vì mắc bệnh COVID-19 hoặc lo ngại lây nhiễm.

Ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về chuỗi cung cấp thực phẩm Mỹ khi các nhà máy chế biến buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh. Ảnh: Daily Mail

Ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về chuỗi cung cấp thực phẩm Mỹ khi các nhà máy chế biến buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh. Ảnh: Daily Mail

Sự việc xảy ra trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại về chuỗi cung ứng thực phẩm Mỹ khi các nhà máy chế biến buộc phải đóng cửa vì dịch COVID-19, các lái xe tải e ngại di chuyển tới các “điểm nóng” và các nhà xuất khẩu thì vật lộn với tình trạng thiếu container đông lạnh. Một ổ dịch bùng phát tại nhà máy chế biến thịt của công ty Sioux Falls Argus ở bang Nam Dakota hiện đã trở thành cụm nhiễm đơn lẻ lớn nhất ở Mỹ với 644 ca nhiễm.

Theo trang Daily Mail, trong một bức thư gửi những người chăn nuôi gà vào ngày 8/4, Allen Harim cho biết nhà máy của họ hiện chỉ hoạt động ở mức 50% so với bình thường vì liên tục thiếu nhân viên do mắc COVID-19 hoặc lo ngại lây nhiễm.

Hiện tại, nhà máy buộc phải tiêu hủy tới 2 triệu con gà – tức là giết bỏ gà mà không đưa ra thị trường – do lượng gà tồn đọng quá nhiều so với khả năng xử lý.

Gà con và trứng thường sống trong các trang trại gà chuyên cung cấp cho nhà máy Allen Harim trước khi gà trưởng thành được đưa đến nhà máy để lấy thịt, cung cấp cho khách hàng. Ảnh: Allen Harim

Gà con và trứng thường sống trong các trang trại gà chuyên cung cấp cho nhà máy Allen Harim trước khi gà trưởng thành được đưa đến nhà máy để lấy thịt, cung cấp cho khách hàng. Ảnh: Allen Harim

Ngày càng có nhiều lo ngại cho chuỗi cung ứng thực phẩm của Mỹ khi các nhà máy chế biến buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh bùng phát và ngày càng nhiều nhân viên bị ốm

Allen Harim cho biết trong lá thư ngày 8 /4 rằng họ đã thực hiện các biện pháp để giảm số lượng vật nuôi cần xử lý trong tương lai bằng cách giảm trứng và gà con ở trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, tác động của việc giảm số lượng này sẽ không được cảm nhận trong sáu tuần nữa, và vì vậy, công ty đã đưa ra một quyết định khó khăn là tiêu hủy một số đàn gà trong các trang trại ở Delaware và Maryland.

Theo Hiệp hội Công nghiệp gia cầm Delmarva, một hiệp hội thương mại phối hợp với ngành công nghiệp thịt gà mà Allen Harim là thành viên, có thể có tới 2 triệu con gà bị tiêu hủy trong thời kỳ dịch bệnh này.

“Chúng tôi không thể thu hoạch số gà cần thiết hàng ngày hoặc hàng tuần để duy trì trọng lượng và độ tuổi mục tiêu của chúng”, ông Michele Minton, Giám đốc điều hành trực tiếp của công ty, cho biết.

“Khi bắt đầu nhận thấy xu hướng giảm nhân viên, chúng tôi đã giảm số lượng trứng và gà con đặt tại trang trại. Nhưng thật không may, kết quả của việc giảm số lượng này sẽ chưa có tác dụng trong vòng 6 tuần nữa, và với việc liên tục giảm người làm, cộng với nhu cầu phải xây dựng kho chứa hàng tồn hàng ngày, chúng tôi đã buộc phải đưa ra một quyết định rất khó khăn. Bắt đầu từ ngày 10/4, chúng tôi sẽ bắt đầu 'giảm đàn'. Những người chăn nuôi có đàn gà bị tiêu hủy sẽ được Allen Harim đền bù”, lá thư của Allen Harim viết.

Allen Harim buộc phải tiêu hủy gà vì nhà máy chỉ còn duy trì 50% công suất bình thường do thiếu nhân công.

Allen Harim buộc phải tiêu hủy gà vì nhà máy chỉ còn duy trì 50% công suất bình thường do thiếu nhân công.

Trong khi đó, các tổ chức hoạt động bảo vệ quyền động vật đã lưu ý về cách xử lý của công ty đối với đàn gà. “Hàng triệu con gà này không đáng bị ném vào máy chặt gỗ cũ”, Daphna Nachminovitch, Phó chủ tịch điều tra về hành động tàn ác với động vật (PETA), nhấn mạnh trong một lá thư ngỏ -"Luật pháp, các hướng dẫn thú y và thông lệ chung tất cả đều quy định những con gà phải nhận cái chết nhanh nhất và ít dã man nhất có thể".

Tác động của COVID-19 đối với ngành công nghiệp gà tại Mỹ đang trở nên rõ ràng hơn khi dịch bệnh này tiếp tục lan rộng khắp đất nước - Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp Gia cầm bang Delaware Holly Porter nói với tờ USA Today. Bà Holly nói thêm rằng "việc giảm đàn gà sẽ sử dụng 'các phương pháp nhân đạo đã được phê duyệt - tương tự các phương pháp được phê chuẩn cho việc tiêu hủy trong các trường hợp gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm".

Các nhà chế biến thực phẩm đang nỗ lực duy trì sản xuất giữa đại dịch. Trong ảnh, nhân viên tại cơ sở chế biến thịt của công ty Smithfield Foods ở Milan, bang Missouri. Ảnh: Bloomberg

Các nhà chế biến thực phẩm đang nỗ lực duy trì sản xuất giữa đại dịch. Trong ảnh, nhân viên tại cơ sở chế biến thịt của công ty Smithfield Foods ở Milan, bang Missouri. Ảnh: Bloomberg

Các chuyên gia trong ngành công nghiệp thịt cũng tuyên bố rằng sẽ có tác động nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng thực phẩm do sự thiếu hụt nhân viên trong mùa dịch COVID-19. Hai nhà sản xuất thịt gà khác đã xác nhận các ca mắc COVID-19 trong đội ngũ nhân viên của họ ở trang trại Mountaire Farms và Perdue Food.

Chuỗi cung ứng thực phẩm của Mỹ thường được coi là mạnh mẽ và được bảo vệ tốt, với việc Mỹ sản xuất đủ để nuôi sống toàn bộ dân số của mình. Nhưng sự gián đoạn trong chế biến và phân phối có thể gây ra sự thiếu hụt tạm thời một số mặt hàng, hoặc dẫn đến giá cao hơn.

Hôm 13/4, cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack nói rằng một 'chuỗi sự kiện' đang phá vỡ chuỗi cung ứng thực phẩm theo cách có thể tác động đến hàng triệu người Mỹ.

Công ty thịt gà Allen Harim buộc phải tiêu hủy hàng triệu con gà.

Công ty thịt gà Allen Harim buộc phải tiêu hủy hàng triệu con gà.

Hôm 12/4, Giám đốc điều hành của Smithfield Food tuyên bố nguồn cung cấp thịt của đất nước có nguy cơ thiếu hụt sau khi công ty buộc phải đóng cửa một trong những cơ sở chế biến thịt lợn lớn nhất của đất nước cho đến khi có thông báo mới do COVID-19. Công ty Tyson Foods cũng buộc phải đình chỉ hoạt động tại nhà máy chế biến thịt lợn ở Columbus Junction, Iowa trong tuần này, sau khi hơn 24 nhân viên ở đó cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Trong khi đó, theo lãnh đạo của Sioux Falls Argus, nhà máy này hiện đã trở thành cụm lây nhiễm đơn lẻ lớn nhất ở Mỹ. Hiện có 644 nhân viên Smithfield Foods đã dương tính với SARS-CoV2-2.

Xem dây chuyền chế biến thịt tại nhà máy Smithfield Foods hoạt động trong mùa dịch (Nguồn: Daily Mail)

Thu Hằng/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: http://baotintuc.vn/the-gioi/cong-ty-my-tieu-huy-2-trieu-con-ga-vi-thieu-nhan-vien-mua-dich-covid19-20200416162220157.htm