Công ty Phát triển Thủy điện Sê San sẵn sàng ứng phó với thiên tai
Công ty Phát triển Thủy điện Sê San, với chức năng nhiệm vụ chính là quản lý vận hành Nhà máy thủy điện Sê San 4 gồm 03 tổ máy có công suất 360MW với điện lượng trung bình hàng năm khoảng 1,4 tỷ kWh vơi diện tích hồ hơn 58km2
Nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất trong việc ứng phó và khắc phục hậu quả của thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, thiết bị công trình, trên cơ sở công ty đã dựa vào nguồn lực theo phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Công ty đã thành lập ban chỉ huy phòng chống Thiên tai ( BCH PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) theo đó, Công ty và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên vào mùa mưa lũ, tổ chức trực ban 24/24 để đảm bảo chỉ đạo xử lý kịp thời các tình huống sự cố.
Công ty đã thành lập đội xung kích để ứng phó kịp thời với các sự cố, nòng cốt là người lao động ( NLĐ) trong Công ty. Số lượng đủ để tham gia xử lý sự cố cho một tình huống (khoảng 25 người). Khi có mưa lũ ảnh hưởng đến lưu vực sông Sê San, ngoài lực lượng vận hành thường trực 24/24h, tùy theo tình hình cụ thể, lãnh đạo Công ty lập lịch trực chỉ huy, hoặc huy động nhân lực tăng cường trực tại công trình để theo dõi tình hình thủy văn, điều tiết hồ chứa và sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.
Trong trường hợp khẩn cấp, có thể huy động NLĐ của Công ty, của Trung tâm dịch vụ sửa chữa của EVN Tây Nguyên đang có mặt tại thành phố Pleiku vào Công trình nhà máy để tham gia xử lý sự cố, khoảng cách khoảng 70 km.
Đến nay, vật liệu chủ yếu để xử lý sự cố phần xây dựng tuyến đầu mối, tuyến năng lượng, đường giao thông là bao dứa, rọ đá, cuốc xẻng, cưa tay, cưa máy, rựa, xe cải tiến, xi măng, cát, đá hộc cát, đá hộc được đổ sẵn tại các đầu đập đất. Rọ đá sẵn sàng tại kho vật tư ngay trong công trình.
Vật tư thiết bị để xử lý hư hỏng phần thiết bị của tuyến đầu mối, tuyến năng lượng là các bộ nguồn điện điều khiển, áp tô mát, khởi động từ, các loại gioăng, phớt, dầu thủy lực. Các phương tiện phòng hộ lao động và phục vụ cứu nạn như áo phao, áo đi mưa, đèn pin, còi hiệu sẵn sàng tại kho PCTT và trên ca nô. Để sẵn sàng phục vụ đưa NLĐ đến vị trí sự cố trong mùa mưa bão, thường xuyên bố trí một xe ô tô 16 chố hoặc 45 chỗ thường trực và sẵn sàng hoạt động.
Ngoài ra còn bố trí xe trực tại Nhà máy để thực hiện công tác kiểm tra, phục vụ trong các tình huống ứng cứu sự cố. Ca nô 22 chỗ và 08 chỗ phục vụ kiểm tra lòng hồ và vận chuyển nhân lực ứng cứu bằng đường thủy nếu đường bộ bị hỏng và điều kiện cho phép vận hành cano và các phương tiện vận tai càn thiết khác. Công ty cũng chuẩn bị tốt công tác hậu cần để phục vụ cho đội ngũ ứng trực tại khu vực công trình nhà máy.
Cùng với đó Công ty đã rà soát kiểm tra mạng thông tin nhằm đảm bảo thông tin thông suốt. Nhằm đảmbảo an toàn cho nhà máy Công ty đã làm việc với chính quyền địa phương để sẵn sàng hỗ trợ nhân lực, thiết bị tham gia ứng phó với các tình huống thiên tai khi cần thiết.
Công ty cũng đang phối hợp với các nhà máy thủy điện trên bậc thang Sê San tổ chức diễn tập công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xây dựng quy chế phối hợp với các nhà máy trên bậc thang để đảm bảo vận hành tối ưu, hiệu quả công trình.