COP26: Chi phí FS liệu đã hợp lý?

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là việc các nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm quản lý bao bì sản phẩm của mình khi chúng bị thải bỏ ra môi trường. EPR được đánh giá là điểm mới tiến bộ của Luật Bảo vệ môi trường. Quy định này được kỳ vọng là một giải pháp hiệu quả và rõ ràng nhất, giúp giải quyết vấn đề rác thải nhựa đang rất nhức nhối hiện nay và đặt nền móng cho nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Theo lộ trình, các nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm tái chế săm lốp, pin ắc quy, dầu nhớt, các sản phẩm có bao bì bắt đầu từ ngày 1/1/2024. Nhà sản xuất nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2025 và nhà sản xuất nhập khẩu phương tiện giao thông (ôtô xe máy) phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2027. Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế.

Yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý, tái chế sản phẩm dù được phía doanh nghiệp đánh giá là điểm rất tiến bộ trong Luật Bảo vệ môi trường. Nhưng Dự thảo về định mức chi phí tái chế (FS) được Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất lại nhận về nhiều ý kiến trái chiều.

Nhìn nhận ở một độ khác, một số chuyên gia cho rằng: điều mà EPR hướng tới là không khuyến khích nhà sản xuất, nhập khẩu nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường, mà thúc đẩy doanh nghiệp tổ chức thu gom, tái chế để doanh nghiệp có động lực thay đổi thiết kế sản phẩm, sao cho dễ thu gom, tái chế, giúp giảm thiểu chi phí thực hiện EPR của họ, nếu chi phí tái chế thấp thì các mục tiêu của EPR không đạt được.

ĐỂ FS KHÔNG LÀ GÁNH NẶNG CỦA DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp đang rất lo lắng trước định mức chi phí tái chế phải đóng theo dự thảo quá cao, thậm chí chiếm tới 40% lợi nhuận. Quy chiếu với kinh nghiệm quốc tế, mức Fs này đang cao hơn nhiều so với mức trung bình trên thế giới, nếu áp dụng gây bất lợi cho dooanh nghiệp và người tiêu dùng.

100 tỷ mỗi năm, là con số ước tính phải nộp của doanh nghiệp này nếu tính chi phí Fs như dự thảo. Điều này gây khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân.

Một số hiệp hội ngành hàng cũng có tính toán và cho rằng, định mức chi phí tái chế rất cao như đề xuất có thể dẫn đến nguy cơ gây tăng giá lớn đối với rất nhiều sản phẩm, hàng hóa. Ví dụ, giá có thể tăng thêm 1,36% với nước uống đóng chai; 0,6% với bia lon; 0,2% đối với bịch sữa. Từ đó cũng gây khó cho cả người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.

Theo các chuyên gia, hiệp hội phương thức triển khai thực hiện yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý, tái chế sản phẩm cũng cần phải tính toán cho phù hợp, giảm khó khăn cho doanh nghiệp.

Thực hiện EPR đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ bước vào con đường phát triển bền vững và căn bản hơn. Nhưng để triển khai EPR đạt hiệu quả, đúng mục đích, không gây tác động mạnh đến doanh nghiệp và người tiêu dùng, thì cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu ý kiến của nhiều đối tượng liên quan, cũng như cần có một lộ trình thực hiện phù hợp.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/cop26-chi-phi-fs-lieu-da-hop-ly-204072.htm