Cốt truyện của Nguyễn Huy Thiệp được đưa lên hơn 200 tác phẩm gốm

41 họa sĩ đã dùng hình tượng và các câu từ trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp để vẽ hơn 200 tác phẩm gốm độc đáo, đem trưng bày tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật trên phố Hàng Buồm, Hà Nội.

Hơn 200 tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ văn chương Nguyễn Huy Thiệp được trưng bày tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hà Nội.

Hơn 200 tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ văn chương Nguyễn Huy Thiệp được trưng bày tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hà Nội.

Sự kiện diễn ra từ 4-20/4, thu hút sự chú ý của nhiều người đam mê gốm, văn chương và hội họa.

Sự kiện diễn ra từ 4-20/4, thu hút sự chú ý của nhiều người đam mê gốm, văn chương và hội họa.

Đây là lần đầu tiên có một triển lãm gốm (lọ, đĩa) lấy cảm hứng từ những câu văn, câu thơ trong các truyện ngắn của nhà văn với số lượng lớn.

Đây là lần đầu tiên có một triển lãm gốm (lọ, đĩa) lấy cảm hứng từ những câu văn, câu thơ trong các truyện ngắn của nhà văn với số lượng lớn.

Đồng thời, đây là lần đầu tiên có một sự kiện quy tụ hơn 40 họa sĩ tham dự, cũng như tạo cơ hội đặc biệt cho những ai yêu văn hóa truyền thống và thú chơi cổ ngoạn được tận mắt chứng kiến những phẩm nghệ thuật vẽ trên gốm.

Đồng thời, đây là lần đầu tiên có một sự kiện quy tụ hơn 40 họa sĩ tham dự, cũng như tạo cơ hội đặc biệt cho những ai yêu văn hóa truyền thống và thú chơi cổ ngoạn được tận mắt chứng kiến những phẩm nghệ thuật vẽ trên gốm.

41 họa sĩ đã lấy cảm hứng từ những cốt truyện, các câu đối thoại của nhân vật hoặc tên tác phẩm trong văn học của Nguyễn Huy Thiệp.

41 họa sĩ đã lấy cảm hứng từ những cốt truyện, các câu đối thoại của nhân vật hoặc tên tác phẩm trong văn học của Nguyễn Huy Thiệp.

Một số họa sĩ tên tuổi góp mặt như: Lê Trí Dũng, Đặng Xuân Hòa, Lê Thiết Cương, Đinh Quân, Đào Hải Phong, Hà Trí Hiếu, Phan Cẩm Thượng, Quách Đông Phương, Phạm Hà Hải, Đặng Tiến, Trần Vinh, Nguyễn Quang Thiều, Đinh Công Đạt, Đỗ Dũng, Tào Linh, Lý Trần Quỳnh Giang, Phương Bình, Nguyễn Đoan Ninh, Trần Nhật Thăng, Hà Huy Mười…

Một số họa sĩ tên tuổi góp mặt như: Lê Trí Dũng, Đặng Xuân Hòa, Lê Thiết Cương, Đinh Quân, Đào Hải Phong, Hà Trí Hiếu, Phan Cẩm Thượng, Quách Đông Phương, Phạm Hà Hải, Đặng Tiến, Trần Vinh, Nguyễn Quang Thiều, Đinh Công Đạt, Đỗ Dũng, Tào Linh, Lý Trần Quỳnh Giang, Phương Bình, Nguyễn Đoan Ninh, Trần Nhật Thăng, Hà Huy Mười…

41 họa sĩ này đều là độc giả của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

41 họa sĩ này đều là độc giả của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Mỗi họa sĩ một cảm hứng khác nhau, họ vẽ dựa trên cốt truyện hoặc nút thắt của truyện.

Mỗi họa sĩ một cảm hứng khác nhau, họ vẽ dựa trên cốt truyện hoặc nút thắt của truyện.

Người vẽ trên gợi ý từ những câu đối thoại của nhân vật hay tên truyện, người viết đoạn văn tâm đắc trên đĩa gốm…

Người vẽ trên gợi ý từ những câu đối thoại của nhân vật hay tên truyện, người viết đoạn văn tâm đắc trên đĩa gốm…

Tác phẩm của Nguyễn Đình Vũ và Nguyễn Phan Bách.

Tác phẩm của Nguyễn Đình Vũ và Nguyễn Phan Bách.

"Tướng về hưu" là một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Huy Thiệp cũng được nhắc đến trong một tác phẩm tại triển lãm. Truyện ngắn này đã được chuyển thể thành phim cùng tên vào năm 1988 và gây tiếng vang lớn.

"Tướng về hưu" là một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Huy Thiệp cũng được nhắc đến trong một tác phẩm tại triển lãm. Truyện ngắn này đã được chuyển thể thành phim cùng tên vào năm 1988 và gây tiếng vang lớn.

Hình họa nhà văn Tô Hoài của kiệt tác "Dế mèn phiêu lưu ký".

Hình họa nhà văn Tô Hoài của kiệt tác "Dế mèn phiêu lưu ký".

Tác phẩm "Huyền thoại phố phường" của Quách Đông Phương.

Tác phẩm "Huyền thoại phố phường" của Quách Đông Phương.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã có nhiều năm yêu thích, gắn bó với hội họa. Thời công tác ở Nhà xuất bản Giáo dục, ông phụ trách việc in tranh minh họa. Bạn ông, họa sĩ, nhà điêu khắc Hồng Hưng, thường đưa ông cùng đi trang trí các gian hàng ở Triển lãm Giảng Võ. Triển lãm được giới thiệu nhân kỷ niệm 75 năm ngày sinh nhật của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025).

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã có nhiều năm yêu thích, gắn bó với hội họa. Thời công tác ở Nhà xuất bản Giáo dục, ông phụ trách việc in tranh minh họa. Bạn ông, họa sĩ, nhà điêu khắc Hồng Hưng, thường đưa ông cùng đi trang trí các gian hàng ở Triển lãm Giảng Võ. Triển lãm được giới thiệu nhân kỷ niệm 75 năm ngày sinh nhật của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025).

Triển lãm vừa mang hơi thở hoài niệm về văn, thơ của Nguyễn Huy Thiệp, vừa là nơi đem nghệ thuật sáng tạo đến gần hơn với công chúng cũng như các văn nghệ sĩ tìm đến một không gian văn hóa, sáng tạo đặc sắc. Sau triển lãm ở Hà Nội, BTCsẽ giới thiệu các tác phẩm gốm này tới Hội An, Quảng Nam và TPHCM.

Triển lãm vừa mang hơi thở hoài niệm về văn, thơ của Nguyễn Huy Thiệp, vừa là nơi đem nghệ thuật sáng tạo đến gần hơn với công chúng cũng như các văn nghệ sĩ tìm đến một không gian văn hóa, sáng tạo đặc sắc. Sau triển lãm ở Hà Nội, BTCsẽ giới thiệu các tác phẩm gốm này tới Hội An, Quảng Nam và TPHCM.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (sinh ngày 20/4/1950, mất ngày 20/3/2021) quê gốc ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông tốt nghiệp Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1970, sau đó có 10 năm làm thầy giáo ở một địa phương miền núi phía Bắc rồi làm rất nhiều nghề để kiếm sống trước khi chuyển hẳn sang nghiệp viết.

Xuất hiện trên văn đàn Việt Nam khá muộn, bắt đầu từ những truyện ngắn đăng trên Báo Văn nghệ năm 1986 nhưng chỉ sau vài năm, khi truyện ngắn “Tướng về hưu” (1987) và “Những ngọn gió Hua Tát” (1989) ra đời thì nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành một “hiện tượng” của văn học Việt Nam.

Tên tuổi của Nguyễn Huy Thiệp gắn liền với các truyện ngắn như: “Tướng về hưu”, “Những người thợ xẻ”, “Thương nhớ đồng quê”, “Sang sông”… Ba cuốn tiểu thuyết của nhà văn đã được xuất bản gồm: “Tiểu long nữ”, “Gạ tình lấy điểm”, “Tuổi 20 yêu dấu”.

Nguyễn Huy Thiệp từng được nhận Huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (năm 2007), Giải thưởng Premio Nonino, Italy (năm 2008).

Tháng 3/2021, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có tên trong danh sách đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Nam Khánh

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/cot-truyen-cua-nguyen-huy-thiep-duoc-dua-len-hon-200-tac-pham-gom-2388458.html