Covid-19: Đồ bảo hộ thực sự đã cứu nhiều mạng người
Các nhà khoa học đã sử dụng một mô hình máy tính để chỉ ra tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao hơn ở những quốc gia mà mọi người có xu hướng không sử dụng đồ bảo hộ như khẩu trang để che, chắn.
Nghiên cứu của Nhật Bản dựa trên dữ liệu được thu thập bởi công ty nghiên cứu thị trường Anh YouGov. Ảnh: Bloomberg
Đeo khẩu trang có thể làm giảm nguy cơ tử vong từ Covid-19, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản.
Sử dụng dữ liệu được thu thập bởi công ty nghiên cứu thị trường Anh YouGov, nhóm nghiên cứu từ Phòng khám Miyazawa ở Hyogo và Đại học Houston-Victoria đã tạo ra một mô hình máy tính để xem xét các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong do căn bệnh này ở các quốc gia khác nhau.
Cho đến nay, điều quan trọng nhất là đeo khẩu trang, có tác động 70% đến tỷ lệ tử vong, nhóm nghiên cứu chia sẻ trong một bài báo được công bố vào thứ Ba trên trang web Medrxiv.org.
YouGov đã hỏi mọi người ở hơn 20 quốc gia về việc họ đeo mặt nạ ở nơi công cộng. Tỷ lệ người trả lời tiếng "Có" chỉ là 21% ở Anh nhưng hơn 90% ở một số nước châu Á.
Ở Trung Quốc, việc không đeo khẩu trang ở nơi công cộng là vi phạm và một số người nước ngoài đã bị bắt vì không làm như vậy. Ở Nhật Bản, hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang nhưng đó không phải là một yêu cầu hợp pháp.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Nhật Bản cũng thu thập thông tin về tuổi và chỉ số khối cơ thể, tiến sĩ Daisuke Miyazawa- tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Bản tóm tắt của nghiên cứu cho biết, việc xác định các yếu tố dự đoán y sinh và kinh tế xã hội ảnh hưởng số lượng tử vong của Covid-19 giữa các quốc gia sẽ dẫn góp phần đưa ra các can thiệp hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu cho biết, tỷ lệ "đeo khẩu trang" được coi là yếu tố dự báo mạnh nhất cho số người chết trên một triệu người, và mọi người "càng sớm bắt đầu đeo khẩu trang càng tốt".
X
Một nghiên cứu từ Đại học Cambridge ở Anh vào tháng 4 cho thấy rằng việc đeo khẩu trang đã góp phần ngăn chặn Covid-19 ở tất cả các nước châu Á trừ Ấn Độ.
Một nghiên cứu khác từ Viện Công nghệ California trong tháng này đã đánh giá khẩu là phương tiện hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây truyền giữa người với người.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO tháng này đã khuyến cáo nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, dù trước đó không khuyến khích mọi người làm như vậy.
"Trước những bằng chứng được phát hiện, WHO khuyên rằng các chính phủ nên khuyến khích công chúng đeo đồ bảo hộ trên phương tiện giao thông công cộng", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết vào ngày 5/6.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng phát hiện ra rằng những người có nhiều mỡ trong cơ thể thường không sẵn sàng đeo khẩu trang.
"Khi họ bị béo phì, họ cảm thấy khó chịu hơn khi đeo mặt nạ vì người lớn béo phì hít không khí trung bình nhiều hơn 50% mỗi ngày so với người lớn không béo phì", nghiên cứu cho hay.