Covid-19: 'Ranh giới' mỏng như thế nào?

'Ranh giới' là bộ phim tài liệu của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư phát sóng trong khung giờ VTV Đặc biệt cách đây vài tuần. Đây là sản phẩm của anh và đồng nghiệp sau chuyến tác nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh - tâm dịch của cả nước trong những ngày cuối tháng Bảy.

Trong cuộc chiến chống Covid-19, dường như mọi người đều xem những y, bác sỹ tuyến đầu là những người hùng, dồn mọi sức lực mà họ có để “kéo co”, kéo sợi dây sự sống ở lại, để bệnh nhân không bước sang phía bên kia của ranh giới.

Trong cuộc chiến chống Covid-19, dường như mọi người đều xem những y, bác sỹ tuyến đầu là những người hùng, dồn mọi sức lực mà họ có để “kéo co”, kéo sợi dây sự sống ở lại, để bệnh nhân không bước sang phía bên kia của ranh giới.

Bối cảnh thực hiện của phim là khu K1 thuộc bệnh viện sản phụ Hùng Vương. Đây là khu dành cho việc điều trị các thai phụ bị nhiễm Covid-19.

Thời lượng 45 phút phim không lời bình khiến cho không ít người xem phải rơi lệ. VTV kết thúc phóng sự bằng câu nói của nhà văn Nguyễn Khải: “Ở đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều quan trọng là có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy”.

“Ranh giới” trong bộ phim là ranh giới giữa sự sống và cái chết, ranh giới ấy mong manh bởi có lẽ, nó chỉ cách nhau một hơi thở.

Xem xong phim, tôi suy nghĩ nhiều về hai từ “ranh giới”. Nó là sợi dây rất nhỏ, ngăn cách giữa hai trạng thái hoàn toàn đối lập. Không ít người có thể “tặc lưỡi” bước qua cái lằn ranh mỏng manh ấy để lựa chọn cái ác thay vì hành thiện, sống “trong bóng tối” thay vì trong minh bạch và trong sáng...

Nhưng chắc chắn tất cả đều rất sợ tiệm cận ranh giới giữa sự sống và cái chết. “Ranh giới” của VTV càng cho thấy rõ điều đó khi khát khao sống của bệnh nhân Covid-19 mãnh liệt hơn bao giờ hết, cảm nhận được từ những tiếng thở rít, giọt nước mắt cầu nguyện, ánh mắt van lơn quặn lòng bác sĩ...

Covid-19 là hiện thực phũ phàng, khắc khoải về ranh giới mong manh sống - chết, để từ đó mọi người có một thái độ nghiêm túc hơn với cuộc chiến chung của toàn xã hội, với mục tiêu đặt trên mọi mục tiêu - bảo vệ sức khỏe nhân dân của Đảng, Chính phủ và đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu.

Cuộc sống mưu sinh với bất cứ ai cũng quan trọng bởi có ai không phải gánh gồng những lo toan trong cuộc đời. Thế nhưng, nếu đổ lỗi cho mưu sinh mà vi phạm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, để hậu quả của việc bước chân ra đường là bước tới bệnh viện, bước tới gần lằn ranh sinh - tử thì liệu có đáng hay không?

Xem “Ranh giới”, tôi cũng thấy rất nhiều người đồng cảm “đưa tay lên ngực, thấy mình còn thở, đó là may mắn”. Đúng như vậy, hãy biết trân quý hiện tại, hiện tại của chúng ta còn thật nhiều khó khăn trong cuộc chiến với dịch Covid-19.

Trong cuộc chiến chống Covid-19, dường như mọi người đều xem những y, bác sỹ tuyến đầu là những người hùng, dồn mọi sức lực mà họ có để “kéo co”, kéo sợi dây sự sống ở lại, để bệnh nhân không bước sang phía bên kia của ranh giới.

Thế nhưng, những thước phim tài liệu cho ta thấy, họ chỉ mạnh mẽ khi đối mặt với máy thở, với tiếng rít khó nhọc cạnh bình oxy... Sau đấy, họ cũng yếu mềm như bất cứ ai. Sống triền miên trong nỗi sợ hãi, họ cũng khóc, cũng ngả lưng ở bất cứ nơi đâu để chợp mắt lấy lại chút sức lực cho trận chiến chưa biết hồi kết.

Xin hãy nhìn, hãy nghe và thấu hiểu trọn vẹn để sống đúng và hành động đúng!

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/covid-19-ranh-gioi-mong-nhu-the-nao-159472.html