Croatia viện trợ 'hỏa thần' M-46 thời Liên Xô cho Ukraine

Croatia viện đã trợ 'hỏa thần' M-46 cho Ukraine, đuợc biết Zagreb đã chuyển giao cho Kiev ít nhất 15 khẩu lựu pháo M-46 cùng số lượng đạn nhất định kèm theo.

Một số hãng truyền thông quốc tế cùng đồng loạt đưa tin rằng, Croatia gần đây đã bàn giao ít nhất 15 "hỏa thần" M-46 cỡ nòng 130 mm do Liên Xô phát triển cho lực lượng vũ trang Ukraine.

Quân đội Croatia có một số lượng không xác định lựu pháo M-46 và M-46H1 trong kho vũ khí của mình, tuy nhiên toàn bộ số pháo này đã ngừng hoạt động do chúng không tương thích với vũ khí tiêu chuẩn NATO.

Theo The Military Balance vào cuối năm ngoái, quân đội Croatia đã nhận 12 pháo tự hành PzH 2000 của Đức cỡ nòng 155 mm, vì thế họ loại biên các dòng pháo cũ do Liên Xô phát triển.

Theo The Military Balance vào cuối năm ngoái, quân đội Croatia đã nhận 12 pháo tự hành PzH 2000 của Đức cỡ nòng 155 mm, vì thế họ loại biên các dòng pháo cũ do Liên Xô phát triển.

Phương Tây ngoài viện trợ vũ khí chuẩn NATO, họ cũng tích cực tìm kiếm những vũ khí nguồn gốc Liên Xô cho Ukraine, dể nước này có thể vận dụng chúng một cách dễ dàng.

Phương Tây ngoài viện trợ vũ khí chuẩn NATO, họ cũng tích cực tìm kiếm những vũ khí nguồn gốc Liên Xô cho Ukraine, dể nước này có thể vận dụng chúng một cách dễ dàng.

Ra đời vào thập niên 1950, lựu pháo M-46 130mm là một trong những khẩu pháo đầy uy lực với chiều dài nòng pháo gấp 52 lần cỡ nòng.

Ra đời vào thập niên 1950, lựu pháo M-46 130mm là một trong những khẩu pháo đầy uy lực với chiều dài nòng pháo gấp 52 lần cỡ nòng.

Pháo có thể bắn những quả đạn đi xa tới 27,5km với đạn thường và 38km với đạn pháo tăng tầm.

Pháo có thể bắn những quả đạn đi xa tới 27,5km với đạn thường và 38km với đạn pháo tăng tầm.

Đây là một trong những loại pháo sử dụng rộng rãi ở Liên Xô và các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa.

Đây là một trong những loại pháo sử dụng rộng rãi ở Liên Xô và các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa.

Chúng được coi là những khẩu pháo cấp chiến dịch để đối phó với những loại lựu pháo hạng nặng tầm xa của NATO.

Chúng được coi là những khẩu pháo cấp chiến dịch để đối phó với những loại lựu pháo hạng nặng tầm xa của NATO.

Pháo được NATO đặt tên là M1954 do đây là năm mà họ phát hiện ra loại pháo này, năm 1959 Trung Quốc được cấp phép để chế tạo loại pháo này với tên gọi Type 59.

Pháo được NATO đặt tên là M1954 do đây là năm mà họ phát hiện ra loại pháo này, năm 1959 Trung Quốc được cấp phép để chế tạo loại pháo này với tên gọi Type 59.

Pháo được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến như: xung đột biên giới Xô – Trung, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, chiến tranh Trung Đông lần thứ 3 và lần thứ 4, chiến tranh Angola, chiến tranh Iran – Iraq, chiến tranh vùng Vịnh, nội chiến Nam Tư và hiện nay là tại Syria và Ukraine.

Pháo được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến như: xung đột biên giới Xô – Trung, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, chiến tranh Trung Đông lần thứ 3 và lần thứ 4, chiến tranh Angola, chiến tranh Iran – Iraq, chiến tranh vùng Vịnh, nội chiến Nam Tư và hiện nay là tại Syria và Ukraine.

M-46 được sử dụng tại hơn 25 quốc gia trên thế giới, đáng nói là ngay cả Israel cũng từng chế tạo một phiên bản pháo dựa trên thiết kế M-46 130mm.

M-46 được sử dụng tại hơn 25 quốc gia trên thế giới, đáng nói là ngay cả Israel cũng từng chế tạo một phiên bản pháo dựa trên thiết kế M-46 130mm.

M-46 130mm có trọng lượng lên tới 7,7 tấn, dài 11,73m, rộng 2,45m.

M-46 130mm có trọng lượng lên tới 7,7 tấn, dài 11,73m, rộng 2,45m.

Thiết kế khung thân pháo có 2 càng dài, khi triển khai, pháo thủ sẽ đóng một phần của 2 càng xuống đất để cố định vị trí, chống xô đẩy do lực giật khi khai hỏa, kíp pháo thủ gồm 8 người.

Thiết kế khung thân pháo có 2 càng dài, khi triển khai, pháo thủ sẽ đóng một phần của 2 càng xuống đất để cố định vị trí, chống xô đẩy do lực giật khi khai hỏa, kíp pháo thủ gồm 8 người.

Pháo có 2 “tai” là 2 tấm thép để che chắn cho kíp pháo thủ khỏi các mảnh văng của đạn pháo khi bị phản pháo.

Pháo có 2 “tai” là 2 tấm thép để che chắn cho kíp pháo thủ khỏi các mảnh văng của đạn pháo khi bị phản pháo.

Tuy nhiên một số pháo thủ vẫn cho rằng đôi khi 2 tấm khiên này quá nhỏ để che chắn trước mảnh văng của đạn pháo đối phương.

Tuy nhiên một số pháo thủ vẫn cho rằng đôi khi 2 tấm khiên này quá nhỏ để che chắn trước mảnh văng của đạn pháo đối phương.

Khi dùng để bắn trực diện vào xe tăng, tầm bắn của pháo lúc này chỉ còn 1,14km

Khi dùng để bắn trực diện vào xe tăng, tầm bắn của pháo lúc này chỉ còn 1,14km

Pháo M-46 thường được sử dụng để bắn gián tiếp (bắn cầu vồng để tiêu diệt mục tiêu).

Pháo M-46 thường được sử dụng để bắn gián tiếp (bắn cầu vồng để tiêu diệt mục tiêu).

Ngoài ra lựu pháo M-46 cũng có thể bắn vào ban đêm với kính ngắm chuyên dụng.

Ngoài ra lựu pháo M-46 cũng có thể bắn vào ban đêm với kính ngắm chuyên dụng.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/croatia-vien-tro-hoa-than-m-46-thoi-lien-xo-cho-ukraine-post514197.antd