Cú tăng tốc kinh hoàng của Tu-160 Nga khiến F-35 Mỹ phải 'hít khói'

Một tình huống vô cùng trớ trêu đã xảy ra đối với tiêm kích F-35A của Mỹ khi nó đang bay kèm oanh tạc cơ chiến lược siêu âm Tu-160 của Nga trên bầu trời biển Nhật Bản.

 Tupolev Tu-160 (tên định danh NATO Blackjack) là loại máy bay ném bom hạng nặng siêu thanh với đôi cánh có thể thay đổi hình dạng (cánh cụp cánh xòe).

Tupolev Tu-160 (tên định danh NATO Blackjack) là loại máy bay ném bom hạng nặng siêu thanh với đôi cánh có thể thay đổi hình dạng (cánh cụp cánh xòe).

 Tu-160 chính là bản thiết kế máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô mục đích để cạnh tranh với B-1 Lancer của Mỹ, đây cũng là máy bay chiến đấu lớn nhất từng được chế tạo.

Tu-160 chính là bản thiết kế máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô mục đích để cạnh tranh với B-1 Lancer của Mỹ, đây cũng là máy bay chiến đấu lớn nhất từng được chế tạo.

 Thông số kỹ thuật máy bay ném bom Tu-160: Kíp lái 4 người; chiều dài 54,1 m; sải cánh 35,6 m (cụp ở góc 65 độ), 55,7 m (xòe ở góc 20 độ); chiều cao 13,1 m; trọng lượng rỗng 110.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 275.000 kg, tải trọng vũ khí 40.000 kg.

Thông số kỹ thuật máy bay ném bom Tu-160: Kíp lái 4 người; chiều dài 54,1 m; sải cánh 35,6 m (cụp ở góc 65 độ), 55,7 m (xòe ở góc 20 độ); chiều cao 13,1 m; trọng lượng rỗng 110.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 275.000 kg, tải trọng vũ khí 40.000 kg.

 Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực Samara NK-321 lực đẩy 137,3 kN (lên tới 245 kN khi bật tăng lực) cho tốc độ tối đa Mach 2,05; tầm bay 12.300 km; trần bay 15.000 m.

Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực Samara NK-321 lực đẩy 137,3 kN (lên tới 245 kN khi bật tăng lực) cho tốc độ tối đa Mach 2,05; tầm bay 12.300 km; trần bay 15.000 m.

 Hãng thông tấn Sputnik của Nga cho biết, vào hôm 3-11-2019 trên bầu trời biển Nhật Bản đã xảy ra một tình huống rất đặc biệt.

Hãng thông tấn Sputnik của Nga cho biết, vào hôm 3-11-2019 trên bầu trời biển Nhật Bản đã xảy ra một tình huống rất đặc biệt.

 Khi máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 Blackjack đang thực hiện chuyến bay thường lệ thì bị 2 tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35A Lightning II áp sát.

Khi máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 Blackjack đang thực hiện chuyến bay thường lệ thì bị 2 tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35A Lightning II áp sát.

Phi công lái chiếc Tu-160 khi đó đã quyết định "cắt đuôi" 2 chiếc F-35A đang bám sát mình do không được sự hỗ trợ của tiêm kích Nga. Chiếc Tu-160 đã xếp cánh lại và động cơ được bật tăng lực, đưa tốc độ lên mức tối đa.

 Chiếc F-35A ngay khi đó cũng thực hiện thao tác đốt sau đối với động cơ để truy đuổi nhưng đành bất lực và để sổng mất mục tiêu vì tốc độ quá kinh hoàng của chiếc máy bay ném bom chiến lược Nga.

Chiếc F-35A ngay khi đó cũng thực hiện thao tác đốt sau đối với động cơ để truy đuổi nhưng đành bất lực và để sổng mất mục tiêu vì tốc độ quá kinh hoàng của chiếc máy bay ném bom chiến lược Nga.

 Theo ghi nhận tại hiện trường, mặc dù vẫn theo dõi trên màn hình radar, nhưng chiếc chiến đấu cơF-35do Mỹ chế tạo chẳng thể nào đuổi kịp oanh tạc cơ Nga khi đó đang bay ở vận tốc Mach 2.

Theo ghi nhận tại hiện trường, mặc dù vẫn theo dõi trên màn hình radar, nhưng chiếc chiến đấu cơF-35do Mỹ chế tạo chẳng thể nào đuổi kịp oanh tạc cơ Nga khi đó đang bay ở vận tốc Mach 2.

 Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên rất dễ hiểu, khi chiếc Tu-160 có vận tốc tối đa lên tới Mach 2,05 (tương đương 1.570 dặm/h) thì chiếc F-35A chỉ có thể vươn tới được vận tốc Mach 1,6 (tương đương 1.200 dặm/h).

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên rất dễ hiểu, khi chiếc Tu-160 có vận tốc tối đa lên tới Mach 2,05 (tương đương 1.570 dặm/h) thì chiếc F-35A chỉ có thể vươn tới được vận tốc Mach 1,6 (tương đương 1.200 dặm/h).

 Tuy rằng ở chế độ bật tăng lực thì máy bay chỉ duy trì được vận tốc tối đa trên một quãng đường ngắn, nhưng bởi vì Tu-160 có khả năng mang nhiên liệu nhiều hơn hẳn F-35A cho nên chiếc tiêm kích Mỹ không thể truy đuổi tới cùng vì nó sẽ bị cạn dầu trước.

Tuy rằng ở chế độ bật tăng lực thì máy bay chỉ duy trì được vận tốc tối đa trên một quãng đường ngắn, nhưng bởi vì Tu-160 có khả năng mang nhiên liệu nhiều hơn hẳn F-35A cho nên chiếc tiêm kích Mỹ không thể truy đuổi tới cùng vì nó sẽ bị cạn dầu trước.

 Hiện tại đại diện của không quân Mỹ chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về vụ đụng độ trên, do vậy sẽ cần thêm thông tin từ một nguồn thứ ba để xác nhận chính xác việc đã xảy ra tình huống trớ trêu như trên đối với tiêm kích F-35A Ligtning II.

Hiện tại đại diện của không quân Mỹ chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về vụ đụng độ trên, do vậy sẽ cần thêm thông tin từ một nguồn thứ ba để xác nhận chính xác việc đã xảy ra tình huống trớ trêu như trên đối với tiêm kích F-35A Ligtning II.

 Tuy nhiên trong sự kiện vừa rồi có thể nhận thấy sự lợi hại của chiếc máy bay ném bom siêu âm ra đời từ thời Liên Xô, nó sẽ còn đáng sợ hơn nhiều khi Nga đang chế tạo phiên bản nâng cấp có tên định danh Tu-160M2.

Tuy nhiên trong sự kiện vừa rồi có thể nhận thấy sự lợi hại của chiếc máy bay ném bom siêu âm ra đời từ thời Liên Xô, nó sẽ còn đáng sợ hơn nhiều khi Nga đang chế tạo phiên bản nâng cấp có tên định danh Tu-160M2.

 Theo không quân Nga, biến thể Tu-160M2 sẽ được trang bị hệ thống điện tử hàng không hoàn toàn mới với công nghệ số, bên cạnh đó nó còn được tích hợp động cơ NK-32 mạnh mẽ hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu và đáng tin cậy hơn so với động cơ ban đầu.

Theo không quân Nga, biến thể Tu-160M2 sẽ được trang bị hệ thống điện tử hàng không hoàn toàn mới với công nghệ số, bên cạnh đó nó còn được tích hợp động cơ NK-32 mạnh mẽ hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu và đáng tin cậy hơn so với động cơ ban đầu.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-cu-tang-toc-kinh-hoang-cua-tu160-nga-khien-f35-my-phai-hit-khoi/832213.antd