Cửa hẹp cho doanh nghiệp Fintech với dự thảo Nghị định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính

Dự thảo Nghị định Cơ chế thử nghiệm (Sandbox) có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét. Đến nay, dự thảo này vẫn đang chờ phê duyệt.

Loạn với nhiều biến tướng của các doanh nghiệp tín dụng đen núp bóng Fintech

Thị trường Fintech thời gian vừa qua vô cùng rối ren khi cơ quan chức năng truy quét xóa xổ nhiều tụ điểm tín dụng đen cho vay với nhiều hình thức biến tướng. Việc này ít nhiều góp phần làm sạch thị trường ứng dụng công nghệ tài chính.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Fintech chân chính cũng bị ảnh hưởng bởi các đối tượng này. Lợi dụng hành lang pháp lý chưa rõ ràng, các tổ chức tín dụng đen tràn lan hoạt động một cách thiếu quản lý, đem đến nhiều rủi ro cho người sử dụng. Cùng với những thủ đoạn xử lý nợ - thu/đòi nợ kém văn minh, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trị an, an ninh trật tự của xã hội. Tiềm tàng nhiều nguy hại đến các tổ chức Fintech chân chính.

Riêng nửa đầu năm 2023, hàng chục tổ chức cho vay tín dụng đen bị triệt phá, điều này chứng tỏ vẫn đang tồn tại rất nhiều đơn vị kinh doanh phi pháp dưới mác Fintech. Đây là bước lùi và cũng là trở ngại rất lớn đối với ngành công nghệ tài chính phát triển.

Lời tâm sự của các doanh nghiệp Fintech chân chính

Cần lắm các quy định pháp lý về mặt quản lý hoạt động công nghệ tài chính. Các doanh nghiệp Fintech lao đao giữa cơn sóng triệt phá mạnh những công ty tín dụng đen núp bóng Fintech. Khi mà họ luôn cố gắng chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

Khi các dạng biến tướng của ngành làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự nhìn nhận và đánh giá của người dùng về Fintech. Các doanh nghiệp sẵn sàng tuân thủ đúng “cơ chế kiểm soát hoạt động” của Nhà nước. Chỉ cần các quy định về hoạt động lĩnh vực Fintech được ban hành.

Các hoạt động của lĩnh vực Fintech trên thế giới mặc dù đã đi rất xa và phát triển mạnh mẽ ở rất nhiều quốc gia phát triển. Nhưng ở Việt Nam, hành lang pháp lý cho thị trường ngành này vẫn chưa được hình thành, dẫn đến sự kiềm hãm đối với các tổ chức tín dụng công nghệ tài chính chân chính.

Ủng hộ sự ra đời và phát triển của nhóm ngành nghề mới là một trong những ưu tiên của nhiều nước có nền kinh tế mạnh trên thế giới. Các ông lớn như Visa cũng đã công nhận Fintech đem đến cuộc cách mạng về số hóa khi thanh toán. Các ngân hàng trong nước và trên thế giới cũng áp dụng công nghệ tài chính và công tác khách hàng cùng thanh toán nhanh. Thậm chí công nghệ B2B (Giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) cũng phát triển mạnh mẽ kết hợp thương mại điện tử. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người sử dụng.

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động tài chính nếu được áp dụng sẽ là bước nhảy vọt về mặt quản lý đối với các doanh nghiệp Fintech. Sự khuyến khích nghiên cứu và thúc đẩy sự phát triển tạo ra môi trường hoạt động một cách chính thống cho các công ty trong nhóm ngành mới. Không những thế còn tạo sự đa dạng trên danh mục hoạt động của nền kinh tế. Đó không chỉ là một động thái ủng hộ mà còn là sự ghi nhận những cố gắng của các doanh nghiệp Fintech.

Doanh nghiệp và Chính phủ kết nối qua hành lang pháp chế

Các chủ thể trong nền kinh tế của một quốc gia không nằm ngoài quản lý của Nhà nước, đó là nhận định của các nhà kinh tế. Sự phối hợp qua lại giữa các chủ thể này mang lại lợi ích lớn cho người dùng. Không nằm ngoài mục đích quy định những chuẩn mực, nguyên tắc hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp Fintech cùng với Ngân hàng Nhà nước mong muốn “Nghị định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính” được thông qua. Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo đối với ngành tài chính luôn là sự quan tâm của các cơ quan cấp nhà nước. Các ứng dụng công nghệ và giải pháp tài chính Fintech là xu thế chung của thế giới. Hòa nhập với xu hướng chung cũng là góp phần thúc đẩy sự phát triển đi lên của ngành nói riêng và của ngành kinh tế Việt Nam nói chung.

VNNF – doanh nghiệp Fintech về giải pháp tài chính, là một trong những đơn vị cung cấp các nền tảng về Fintech đầu tiên ở Việt Nam. Theo chia sẻ của ông Trương Phạm- Giám đốc điều hành VNNF: “Từ khi bắt đầu phát triển tại thị trường Việt Nam chúng tôi vẫn luôn chờ đợi hành lang pháp lý của ngành này được ban hành. Suốt những năm qua VNNF luôn cố gắng không ngừng chấp hành đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc chấp hành song song giữa quy định giữa 2 nhóm ngành lớn là tài chính và công nghệ khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân bằng và tuân thủ nghiêm đúng quy phạm về pháp lý. Cả hai lĩnh vực là Tài chính và Công nghệ luôn có những đặc thù riêng biệt về hành lang pháp lý. Vì vậy khi mà chưa có hành lang pháp lý rõ ràng, các doanh nghiệp Fintech như chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi phát triển và vận hành doanh nghiệp”.

PV

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/cua-hep-cho-doanh-nghiep-fintech-voi-du-thao-nghi-dinh-co-che-thu-nghiem-co-kiem-soat-hoat-dong-cong-nghe-tai-chinh-post257985.html