Cua Năm Căn nổi tiếng miền Tây rớt giá, người nuôi tìm mối nội địa

Khoảng một tuần qua, giá cua Năm Căn giảm mạnh do bí đầu ra. Người nuôi cua được khuyến nghị chủ động tìm mối bán nội địa.

 Cua thương phẩm của huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, nổi tiếng trên thị trường, được nhiều khách hàng trong nước ưa chuộng. Đây cũng là mặt hàng thủy sản của tỉnh xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó lớn nhất là Trung Quốc. Từ khi dịch virus corona bùng phát, giá cua liên tục giảm từ hơn 700.000 đồng/kg cua gạch xuống còn khoảng 300.000 đồng.

Cua thương phẩm của huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, nổi tiếng trên thị trường, được nhiều khách hàng trong nước ưa chuộng. Đây cũng là mặt hàng thủy sản của tỉnh xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó lớn nhất là Trung Quốc. Từ khi dịch virus corona bùng phát, giá cua liên tục giảm từ hơn 700.000 đồng/kg cua gạch xuống còn khoảng 300.000 đồng.

 Đại diện Sở Công Thương Cà Mau cho biết cua rớt giá, không xuất khẩu được là nguyên nhân khiến hoạt động mua bán tại đây ế ẩm. Sở khuyến cáo người dân chủ động ứng phó, thương lái hạn chế thu mua cua nguyên liệu ngoài đơn đặt hàng, người nuôi cân nhắc trước khi thu hoạch để hạn chế thiệt hại. Sắp tới, đơn vị này tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp, cân nhắc đề xuất UBND tỉnh Cà Mau trợ giá, kết nối thương lái giúp người dân.

Đại diện Sở Công Thương Cà Mau cho biết cua rớt giá, không xuất khẩu được là nguyên nhân khiến hoạt động mua bán tại đây ế ẩm. Sở khuyến cáo người dân chủ động ứng phó, thương lái hạn chế thu mua cua nguyên liệu ngoài đơn đặt hàng, người nuôi cân nhắc trước khi thu hoạch để hạn chế thiệt hại. Sắp tới, đơn vị này tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp, cân nhắc đề xuất UBND tỉnh Cà Mau trợ giá, kết nối thương lái giúp người dân.

 Hợp tác xã cua biển Năm Căn hiện chỉ xuất khoảng vài chục kg cua/ngày ở thị trường nội địa. Trước đó không lâu, nơi này xuất khẩu khoảng 1 tấn cua thương phẩm/ngày. Trước tình hình trên, hợp tác xã chủ động tạm ngưng thu mua cua với số lượng lớn, chỉ mua đủ nguồn cua theo đơn đặt hàng của đối tác nội địa.

Hợp tác xã cua biển Năm Căn hiện chỉ xuất khoảng vài chục kg cua/ngày ở thị trường nội địa. Trước đó không lâu, nơi này xuất khẩu khoảng 1 tấn cua thương phẩm/ngày. Trước tình hình trên, hợp tác xã chủ động tạm ngưng thu mua cua với số lượng lớn, chỉ mua đủ nguồn cua theo đơn đặt hàng của đối tác nội địa.

 Một gian trưng bày sản phẩm cua của hợp tác xã cua biển Năm Căn chỉ lác đác vài con. Theo hợp tác xã này, không phải nguồn cung từ người nuôi thiếu hụt, mà là họ không chủ động thu mua.

Một gian trưng bày sản phẩm cua của hợp tác xã cua biển Năm Căn chỉ lác đác vài con. Theo hợp tác xã này, không phải nguồn cung từ người nuôi thiếu hụt, mà là họ không chủ động thu mua.

 Nhiều lứa cua đến thời điểm thu hoạch nhưng chưa xuất bán được. Trong trường hợp này, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, cho rằng, bà con cần thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng của đàn cua nuôi. Trong trường hợp cua đến lứa bán nhưng khỏe mạnh thì có thể giữ lại nuôi chờ được giá.

Nhiều lứa cua đến thời điểm thu hoạch nhưng chưa xuất bán được. Trong trường hợp này, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, cho rằng, bà con cần thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng của đàn cua nuôi. Trong trường hợp cua đến lứa bán nhưng khỏe mạnh thì có thể giữ lại nuôi chờ được giá.

 Còn đối với trường hợp cua đến thời điểm thu hoạch có dấu hiệu mất sức, hao hụt sản lượng thì rất khó nuôi lưu để chờ giá. Ông Châu Công Bằng khuyến nghị người dân cân nhắc thu hoạch dần và tìm mối bán cho thị trường nội địa.

Còn đối với trường hợp cua đến thời điểm thu hoạch có dấu hiệu mất sức, hao hụt sản lượng thì rất khó nuôi lưu để chờ giá. Ông Châu Công Bằng khuyến nghị người dân cân nhắc thu hoạch dần và tìm mối bán cho thị trường nội địa.

 Theo ghi nhận, mấy ngày qua người dân đã bớt tâm lý hoang mang. Họ cho biết do diện tích mặt nước nuôi cua khá rộng, nên cua đến lứa bán có thể được nuôi lại trong một vài tháng. Họ cũng chủ động tỉa thưa cua và bán dần cho thương lái trong nước.

Theo ghi nhận, mấy ngày qua người dân đã bớt tâm lý hoang mang. Họ cho biết do diện tích mặt nước nuôi cua khá rộng, nên cua đến lứa bán có thể được nuôi lại trong một vài tháng. Họ cũng chủ động tỉa thưa cua và bán dần cho thương lái trong nước.

 Năm Căn là huyện có hơn 24.000 ha nuôi cua xen canh với tôm. Mỗi năm, sản lượng cua của huyện khoảng 6.000 tấn, nhiều nhất nhì của Cà Mau.

Năm Căn là huyện có hơn 24.000 ha nuôi cua xen canh với tôm. Mỗi năm, sản lượng cua của huyện khoảng 6.000 tấn, nhiều nhất nhì của Cà Mau.

Phạm Ngôn

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/cua-nam-can-noi-tieng-mien-tay-rot-gia-nguoi-nuoi-tim-moi-noi-dia-post1044155.html