Cửa trên!
Trong những ngày qua, đã có những thông tin về khả năng diễn ra các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên 'trong vài tuần tới', trong đó, các cuộc thảo luận về phi hạt nhân hóa sẽ là trọng tâm trên bàn đàm phán.
Trong những ngày qua, đã có những thông tin về khả năng diễn ra các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên “trong vài tuần tới”, trong đó, các cuộc thảo luận về phi hạt nhân hóa sẽ là trọng tâm trên bàn đàm phán.
Mọi việc càng được nói đến nhiều hơn khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17-9 khẳng định, Washington sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng nhắc lại các yêu cầu về việc thay đổi chính sách. Dù người phát ngôn này cho biết, hiện chưa có bất cứ cuộc gặp nào, thời gian và địa điểm cụ thể của cuộc đàm phán này vẫn chưa được công bố nhưng động thái trên cho thấy khả năng diễn ra đàm phán sớm là rất cao.
Trong bối cảnh này, một vấn đề được nói đến là Triều Tiên dường như ở thế cửa trên trong cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới với Mỹ thông qua việc nhắc lại những đề nghị thiết yếu lâu nay đối với an ninh và sự phát triển kinh tế của quốc gia Đông Bắc Á này. Trong tuyên bố được hãng KCNA công bố, Vụ trưởng Vụ các vấn đề Mỹ của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng cảnh báo, chính Mỹ sẽ xác định liệu cuộc gặp sắp tới có đóng vai trò là “cách cửa mở ra cơ hội” hay dẫn đến một cuộc khủng hoảng. Với Bình Nhưỡng, các cuộc thảo luận về lộ trình phi hạt nhân có thể khả thi khi các mối đe dọa và trở ngại gây nguy hiểm cho hệ thống an ninh cũng như cản trở sự phát triển của họ phải được loại bỏ hoàn toàn.
Trước thềm cuộc đàm phán này, Bình Nhưỡng có thể không có kế hoạch thử tên lửa, nhưng vẫn sẽ tăng cường nhấn mạnh những đề nghị của họ trong khi tìm cách né tránh các chủ đề khiến họ bị mất lợi thế hay quay về đối đầu. Có thể, tiến trình hướng đến phi hạt nhân hoàn toàn được thúc đẩy sau khi Triều Tiên tuyên bố nước này không có lý do để vũ trang hạt nhân. Chính quyền Bình Nhưỡng phải được cung cấp đảm bảo và các mối đe dọa phải được loại bỏ... Việc nhắc lại những đề nghị này của quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên dường như một lần nữa khớp với 2 yêu sách chủ chốt của Bình Nhưỡng.
Chính Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tìm kiếm thỏa hiệp khi ông rõ ràng muốn đạt được sự táo bạo về chính sách ngoại giao mà những người tiền nhiệm của ông né tránh và có thể được xem là một di sản của tổng thống trước thềm cuộc tái tranh cử cho cuộc bầu cử vào năm 2020.
Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_212790_cua-tren-.aspx