Cực nóng: Bất ngờ thu được 19 tín hiệu vô tuyến lạ từ vũ trụ

Kính viễn vọng vô tuyến LOFAR của Hà Lan đã vô tình bắt được các tín hiệu vô tuyến truyền từ 19 ngôi sao lùn đỏ xa xôi và sự xuất hiện của 4 hành tinh mới.

Nhà vật lý thiên văn Benjamin Pope thuộc Đại học Queensland (Úc), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, họ đã phát hiện các tín hiệu vô tuyến truyền từ 19 ngôi sao lùn đỏ xa xôi.

Nhà vật lý thiên văn Benjamin Pope thuộc Đại học Queensland (Úc), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, họ đã phát hiện các tín hiệu vô tuyến truyền từ 19 ngôi sao lùn đỏ xa xôi.

4 trong số 19 ngôi sao lùn đó cho lời giải thích hợp lý nhất là sự tồn tại của ít nhất 1 hành tinh quay quanh chúng.

4 trong số 19 ngôi sao lùn đó cho lời giải thích hợp lý nhất là sự tồn tại của ít nhất 1 hành tinh quay quanh chúng.

Được biết, những tín hiệu vô tuyến này không phải đến từ một nền văn minh tiên tiến nào đó, mà là kết quả của sự tương tác giữa ngoại hành tinh và từ trường của sao mẹ, tạo ra hiện tượng cực quang cực mạnh.

Được biết, những tín hiệu vô tuyến này không phải đến từ một nền văn minh tiên tiến nào đó, mà là kết quả của sự tương tác giữa ngoại hành tinh và từ trường của sao mẹ, tạo ra hiện tượng cực quang cực mạnh.

Hiện tượng cực quang cực mạnh này khiến LOFAR - một kính thiên văn vô tuyến mảng tần số thấp - có thể "bắt" được.

Hiện tượng cực quang cực mạnh này khiến LOFAR - một kính thiên văn vô tuyến mảng tần số thấp - có thể "bắt" được.

Tuy nhiên, dù đã ghi nhận nhiều tín hiệu vô tuyến do tương tác giữa các thiên thể như vậy bên trong hệ Mặt Trời, nhưng không ai nghĩ rằng có thể tìm thấy điều tượng tự ở các ngoại hành tinh.

Tuy nhiên, dù đã ghi nhận nhiều tín hiệu vô tuyến do tương tác giữa các thiên thể như vậy bên trong hệ Mặt Trời, nhưng không ai nghĩ rằng có thể tìm thấy điều tượng tự ở các ngoại hành tinh.

Phát hiện này vô cùng quan trọng khi nó cho thấy tương tác từ tính giữa các thiên thể xa xôi, nếu đủ mạnh mẽ, các kính thiên văn vô tuyến ngày một hiện đại của Trái Đất vẫn có thể ghi nhận được.

Phát hiện này vô cùng quan trọng khi nó cho thấy tương tác từ tính giữa các thiên thể xa xôi, nếu đủ mạnh mẽ, các kính thiên văn vô tuyến ngày một hiện đại của Trái Đất vẫn có thể ghi nhận được.

Sự tương tác "bùng nổ" tương tự từng được ghi nhận giữa Sao Mộc và mặt trăng Io của nó, tạo ra cực quang mạnh mẽ và vĩnh viễn ở các cực Jovian và khiến cặp đôi này rực rỡ trong các quan sát vô tuyến.

Sự tương tác "bùng nổ" tương tự từng được ghi nhận giữa Sao Mộc và mặt trăng Io của nó, tạo ra cực quang mạnh mẽ và vĩnh viễn ở các cực Jovian và khiến cặp đôi này rực rỡ trong các quan sát vô tuyến.

Qua phát hiện này, các nhà khoa học hy vọng có thể tìm kiếm nhiều hành tinh ẩn - tương tự như 4 hành tinh nói trên - quá tối, quá xa và nằm ở vị trí khuất nên không thể quan sát được bằng bất cứ phương tiện nào khác.

Qua phát hiện này, các nhà khoa học hy vọng có thể tìm kiếm nhiều hành tinh ẩn - tương tự như 4 hành tinh nói trên - quá tối, quá xa và nằm ở vị trí khuất nên không thể quan sát được bằng bất cứ phương tiện nào khác.

Các sao lùn đỏ là những ngôi sao có khối lượng rất thấp chưa bằng 40% khối lượng Mặt Trời. Vì thế chúng có nhiệt độ lõi thấp và năng lượng được tạo ra ở tỷ lệ thấp bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân của hydro thành heli qua cơ cấu dãy proton-proton (PP).

Các sao lùn đỏ là những ngôi sao có khối lượng rất thấp chưa bằng 40% khối lượng Mặt Trời. Vì thế chúng có nhiệt độ lõi thấp và năng lượng được tạo ra ở tỷ lệ thấp bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân của hydro thành heli qua cơ cấu dãy proton-proton (PP).

Cũng vì thế những ngôi sao đó phát ra lượng ánh sáng thấp, thỉnh thoảng chỉ bằng 1/10.000 lượng ánh sáng Mặt Trời. Thậm chí những ngôi sao lùn đỏ lớn nhất cũng chỉ có độ sáng bằng 10% của Mặt Trời.

Cũng vì thế những ngôi sao đó phát ra lượng ánh sáng thấp, thỉnh thoảng chỉ bằng 1/10.000 lượng ánh sáng Mặt Trời. Thậm chí những ngôi sao lùn đỏ lớn nhất cũng chỉ có độ sáng bằng 10% của Mặt Trời.

Tuy vậy, theo một số ước lượng của các nhà khoa học, 70% các ngôi sao trong vũ trụ là sao lùn đỏ. Có nhiệt độ trên bề mặt xấp xỉ khoảng từ 3500-3700 độ K.

Tuy vậy, theo một số ước lượng của các nhà khoa học, 70% các ngôi sao trong vũ trụ là sao lùn đỏ. Có nhiệt độ trên bề mặt xấp xỉ khoảng từ 3500-3700 độ K.

Không như các ngôi sao có kích thước trung bình và lớn tích trữ heli trong lõi, sao lùn đỏ lại để nó đối lưu tức là liên tục trộn heli và hidro lại với nhau. Nên tuổi họ trung bình của nó vào khoảng 1-10 tỉ tỉ năm, rất lớn so với 13,8 tỉ năm tuổi của vũ trụ.

Không như các ngôi sao có kích thước trung bình và lớn tích trữ heli trong lõi, sao lùn đỏ lại để nó đối lưu tức là liên tục trộn heli và hidro lại với nhau. Nên tuổi họ trung bình của nó vào khoảng 1-10 tỉ tỉ năm, rất lớn so với 13,8 tỉ năm tuổi của vũ trụ.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cuc-nong-bat-ngo-thu-duoc-19-tin-hieu-vo-tuyen-la-tu-vu-tru-1607075.html