Cụm tiêu điểm: Việt Nam có tiềm năng gì để phát triển Hydro?

Việt Nam có tiềm năng gì để phát triển Hydro?; Phát triển Hydro và những thách thức của Việt Nam; Phát triển Hydro và những thách thức của Việt Nam;... là những tin tức nổi bật có trong cụm tiêu điểm ngày 8/4.

VIỆT NAM CÓ TIỀM NĂNG GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN HYDRO?

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và khan hiếm nhiên liệu, thời gian qua, nhiều nước trên thế giới đã dịch chuyển năng lượng tích cực và hiệu quả. Ngoài điện gió, điện mặt trời, hydro cũng được nhiều nước sản xuất và sử dụng trong công nghiệp. Trong lộ trình dịch chuyển năng lượng của mình, Việt Nam cũng chọn phát triển công nghiệp hydro là một hướng đi. Vậy Việt Nam có lợi thế nào và cần làm gì để phát triển hyrogen hiệu quả? Đây sẽ là chủ đề chính của phần tiêu điểm ngày hôm nay!

Theo các chuyên gia, công nghệ chính để sản xuất hydro là từ quá trình điện phân nước. Quá trình điện phân được cung cấp năng lượng từ nguồn năng lượng tái tạo. Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo nên được đánh giá là có nhiều điều kiện tốt để phát triển chiến lược cung cấp năng lượng và công nghiệp xoay quanh hydro.

Bên cạnh tiềm năng, Chính phủ Việt nam cũng chủ động ban hành nhiều chính sách để tạo điều kiện cho phát triển Hydro, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

PHÁT TRIỂN HYDRO VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM

Với nhận định rằng trong tương lai gần, hydro sẽ trở thành năng lượng thay thế, thì sự chuẩn bị ngay từ bây giờ của Việt Nam là cần thiết. Theo lộ trình phát triển dự kiến, đến năm 2030, Việt Nam sẽ phát triển các dự án hydro quy mô nhỏ với sản lượng đạt khoảng 20 – 25 ngàn tấn. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực mới đối với Việt Nam, chính vì vậy bên cạnh những lợi thế, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn khi phát triển nguồn nhiên liệu mới này.

Như chúng ta đã biết, công nghệ chính để sản xuất hydrogen là từ quá trình điện phân nước. Và túa trình điện phân được cung cấp năng lượng từ nguồn năng lượng tái tạo. Mặc dù, Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, tuy nhiên ttheo các chuyên gia không phải cứ có tiềm năng năng lượng tái tạo là có thể phát triển được Hydro.

Tại Dự thảo Quy hoạch điện 8 đặt ra tham vọng sử dụng hydrogen xanh và Ammonia xanh để sản xuất điện bằng cách phối trộn một phần với khí tự nhiên hoặc với than trong các nhà máy nhiệt điện khí và nhiệt điện than trong tương lai để giảm phát thải CO2. Bên cạnh đó, hydro cũng sẽ được sử dụng cho công tác dự phòng của các nhà máy nhiệt điện than linh hoạt, đảm bảo độ tin cậy của hệ thống và dự phòng cho việc vận hành của điện gió và điện mặt trời. Tuy nhiên hiện nay thách thức lớn nhất của Việt Nam để hiện thực hóa được mục tiêu này chính là: Công nghệ, nguồn nhân lực và cả tài chính. Bên cạnh đó, sự phát triển của hạ tầng lưu trữ, vận chuyển, phân phối cũng là vấn đề cần phải có kế hoạch để triển khai.

Không chỉ có vậy, giá của Hydro cho người tiêu dùng cũng là yếu tố cần phải quan tâm. Ấy vậy nhưng, nó lại phụ thuộc rất nhiều vào số lượng trạm tiếp nhiên liệu, mức độ thường xuyên sử dụng và lượng Hydro được cung cấp mỗi ngày. Để giải quyết được tất cả những vấn đề đặt ra này đòi hỏi phải có một kế hoạch tổng thể và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, các ngành công nghiệp và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

PHÁT TRIỂN HYDRO VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM

Với những tính năng đặc biệt của mình, Hydro được kỳ vọng sẽ là chìa khóa cho một nền kinh tế không carbon. Tuy nhiên rõ ràng việc sản xuất hydro với Việt Nam hiện không phải nó muốn là có thể làm được ngay. Để cùng phân tích kỹ hơn về vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi ý kiến của GS.TS Nguyễn Quốc Sỹ- nhà khoa học Vật lý và Công nghệ Plasma.

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Năm 2022, tăng trưởng của Việt Nam tới hơn 8%. Sự tăng trưởng kinh tế đó diễn ra đồng thời với sự gia tăng nhu cầu năng lượng và đòi hỏi các giải pháp sáng tạo để bảo đảm an ninh năng lượng. Theo đó, phát triển hydro được xem là một trong những lựa chọn tối ưu bởi đây không chỉ là một giải pháp lưu trữ năng lượng hiệu quả mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo. Hy vọng với sự đầu tư của Chính phủ, doanh nghiệp, trong tương lai gần hydro sẽ được phát triển thành công ở Việt Nam. Còn bây giờ mời quý vị và các bạn theo dõi các thông tin tiếp theo của chương trình thời sự!

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/cum-tieu-diem-viet-nam-co-tiem-nang-gi-de-phat-trien-hydro