Cúng ông Công, ông Táo cần kiêng kỵ những gì?
Dưới đây là một số lưu ý kiêng kỵ khi cúng Ông Công-Ông Táo vào ngày 23/12 âm lịch.
Cúngông Công, ông Táo cần kiêng kỵ những gì?
Không cúng sau 12h trưa
Theo quan niệm trong dân gian, lễ cúng Ông Công, Ông Táo phải được cúng trước giờ Táo Quân bay về trời báo cáo với Ngọc Hoàng tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Do đó, thời điểm để cúng Táo Quân thích hợp nhất là vào khoảng trưa và tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp. Đặc biệt lưu ý là không nên cúng lễ ông Công, ông Táo sau ngày 23.
Không đặt mâm lễ dưới bếp
Điều kiêng kỵ thứ hai là không được đặt mâm lễ cúng dưới bếp. Nếu nhà bạn không có bàn thờ Táo Quân riêng thì nên thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên. Một lưu ý nhỏ là khi cúng nên đặt cá chép ở cạnh khu vực thờ cúng.
Khi thả cá chép không được ném từ trên cao xuống
Cá chép tượng trưng cho thần linh nên khi thả phóng sinh cần nhẹ nhàng đưa cá xuống nước. Đặc biệt không được đứng từ trên cầu ném cá từ trên cao xuống nước rất có thể cá sẽ bị thương, và khó có thể sống sót.
Sau khi thả cá, nên lưu lại một chút xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt trong túi, rác, chỗ nước nông không thể bơi đi được.
Cúng Ông Công, Ông Táo không nên cầu xin tài lộc, sung túc
Theo phong thủy, khi cúng Ông Công, Ông Táo không nên xin được làm ăn phát đạt, tài lộc. Vì cúng Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình.
Một số món ăn không nên dùng để cúng Táo quân
Một số món ăn không nên dùng để cúng Táo Quân như: vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó...
Xem thêm video:
To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video