Cuộc chạy đua chống Covid-19: Mỹ khẩn trương xét nghiệm Covid-19 rộng rãi
Theo Reuters, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tăng tốc các biện pháp đối phó với dịch bệnh trong bối cảnh nhiều diễn biến phức tạp toàn cầu.
Hàn Quốc từng vào cuộc khẩn trương chống Covid-19 như thế nào?
Theo hãng Reuters, vào cuối tháng Một, các quan chức y tế Hàn Quốc đại diện từ hơn 20 công ty y tế đã trong phòng họp và đưa ra lộ trình chống dịch Covid-19.
Một trong số các quan chức về bệnh truyền nhiễm đã đưa ra thông điệp khẩn cấp, nhấn mạnh Hàn Quốc cần phải tiến hành xét nghiệm hiệu qua nhằm ngăn chặn dịch bệnh đang lan nhanh tại Trung Quốc.
Mặc dù chỉ có 4 trường hợp nhiễm Covid-19 tại Hàn Quốc vào thời điểm đó nhưng chúng tôi đều lo lắng. Chúng tôi cho rằng dịch bệnh có thể phát triển thành đại dịch. Chúng tôi đã lên tiếng cần phải hành động nghiêm khắc giống như mệnh lệnh quân sự", ông Lee Sang-won, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc nói trển Reuters.
Một tuần sau cuộc họp ngày 27/1, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (CDC) đã phê duyệt quyết định tiến hành xét nghiệm chẩn đoán mức độ lây nhiễm của một công ty. Một công ty khác cũng tiếp tục. Vào cuối tháng Hai, Hàn Quốc đã tiếp tục mở các trung tâm sàng lọc tại xe nhằm lấy mẫu xét nghiệm ngay tại xe hơi mà không cần phải xuống xe. Lộ trình này đã giải quyết nhanh chóng và tiến hành xét nghiệm hàng nghìn người mỗi ngày.
"Hành động của Hàn Quốc có phần khác với Mỹ", giới quan sát nhận định.
Sau 7 tuần tham gia cuộc họp, Hàn Quốc đã tiến hành xét nghiệm với 290.000 người và phát hiện hơn 8000 ca nhiễm. Các trường hợp mới giảm hơn so với hai tuần trước đó.
Trong khi đó, theo Reuters, Mỹ phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên cùng ngày với Hàn Quốc nhưng lại không có cuộc họp khẩn trương nào yêu cầu phải tiến hành xét nghiệm ngay lập tức. Khoảng 60.000 xét nghiệm tiến hành cho người dân và phòng thí nghiệm có nhận 330 triệu mẫu chỉ mới thông báo vào ngày 17/3, các quan chức liên bang cho biết.
"Các quan chức Mỹ vẫn chưa lên rõ kế hoạch bao nhiêu người Mỹ nhiễm bệnh và chính phủ cần phải tập trung kiểm soát dịch bệnh ở những khu vực nào. Trong khi hơn 7000 ca đã xác nhận vào ngày 18/3 thì khoảng 96 triệu người có khả năng sẽ lây nhiễm trong các tháng tới và ước tính có thể 480.000 ca tử vong", Tiến sĩ James Lawler – một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Đại học trung tâm y tế Nebraska nói trong một dự án thuộc Hiệp hội bệnh viện Mỹ cho biết.
"Bạn không thể chiến đấu với những gì bạn không nhìn thấy", Roger Klein – cựu giám đốc y tế về thử nghiệm lâm sàng tại văn phòng Cleveland và từng là cố vấn Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ về vấn đề thử nghiệm lâm sàng cho biết.
Mỹ tiến hành xét nghiệm Covid-19 rộng rãi
Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, những gì Mỹ thực hiện đang đi sau Hàn Quốc cho thấy câu chuyện về sự khác biệt hệ thống y tế công cộng giữa hai quốc gia.
"Các xét nghiệm trì hoãn và tiến hành thiếu linh hoạt tại Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các bác sĩ và y tế", một số chuyên gia phỏng đoán.
Hơn 100 người đã tử vong, lo sợ về dịch bệnh lan tràn dẫn đến lệnh cấm nghiêm ngặt tương tác xã hội.
"Điều này khiến tôi cảm thấy bất an. Thậm chí các nhân viên bệnh viện – những người dễ lây nhiễm nhất cũng có thể phải làm xét nghiệm", tiến sĩ Ritu Thamman- bác sĩ tim mạch cho biết.
Theo Reuters, thay thế việc đưa khu vực tư nhân vào tiến hành xét nghiệm giống Hàn Quốc đã làm thì các quan chức y tế Mỹ lại phụ thuộc vào các bộ kit xét nghiệm do Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ sản xuất, trong đó một số mẫu bị lỗi. Sau đó, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã không chấp thuận các xét nghiệm nào khác ngoài của Mỹ cho đến ngày 29/2, Mỹ mới tiến hành thảo luận đưa vào hoạt động các phòng thí nghiệm bên ngoài.
Trong khi đó, việc không đủ bộ kit xét nghiệm, CDC đã khẳng định chỉ trong hai tuần có thể thu hẹp tiêu chí xét nghiệm, chỉ khuyến khích xét nghiệm đối với người dân đến Trung Quốc hoặc các điểm nóng khác cũng như tiếp xúc gần người nhiễm cần phải xét nghiệm. Vì vậy, chính phủ liên bang đã thất bại trong công tác sàng lọc đối với số lượng người Mỹ khác và bỏ lỡ cơ hội ngăn chặn mức độ lây lan chóng mặt của dịch bệnh, các chuyên gia y tế công cộng và bác sĩ lâm sàng cho biết trên Reuters.
Hàn Quốc có thể có gặp rủi ro trong việc tiến hành các xét nghiệm nhanh và sau đó quay lại kiểm tra tính hiệu quả. Ngược lại, Mỹ lại cho rằng, họ muốn đảm bảo ngay từ đầu các xét nghiệm chính xác trước nhằm ngăn chặn mức độ lây lan cho hàng triệu dân Mỹ.
"Có các cơ hội để hiểu về các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, một điều tôi muốn kiên định với lập trường rằng: Chúng ta không thể thỏa hiệp về chất lượng bộ xét nghiệm. Mọi thứ sẽ tồi tệ hơn nếu không tiến hành bất kỳ xét nghiệm nào vì thực tế điều này sẽ cho kết quả hoàn toàn không chính xác", ông Stephen Hahn thuộc Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết.
Theo Reuters, trong một tuyên bố, người phát ngôn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) - Benjamin Haynes đã nói rằng: "Lộ trình không diễn ra suôn sẻ như ý của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều hơn các phòng thí nghiệm sẽ hoạt động trực tuyến, tăng cường khả năng hệ thống y tế công cộng giúp ngăn chặn dịch bệnh".
Tổng thống Donald Trump từng lên tiếng thúc đẩy sản xuất các bộ xét nghiệm trong lộ trình hợp tác với các công ty tư nhân để thúc đẩy sàng lọc chẩn đoán mở rộng tại các bệnh viện và các điểm đỗ xe hơi. Tuần này, FDA cho biết, hơn 35 trường đại học, bệnh viện và các công ty thí nghiệm bắt đầu tiến trình xét nghiệm theo chỉ đạo của cơ quan này.