Cuộc chạy đua tìm kiếm nguyên liệu pin xe điện trên thế giới
Nhu cầu xe điện tăng sẽ kéo theo yêu cầu về nguyên liệu làm pin cũng tăng. Trong bối cảnh, dự trữ lithium và niken đang ngày một ít đi các thương hiệu lớn trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam phải bắt tay vào một cuộc đua mới.
Nguyên liệu làm pin sắp hết?
Hiện nay, xu hướng sống xanh sử dụng xe ô tô điện để bảo vệ môi trường đang ngày một được ưa chuộng.
Vì vậy các thương hiệu xe lớn trên thế giới đang dần chuyển sang sản xuất xe điện, từ đó nhu cầu về nguyên liệu sản xuất pin tăng cao. Hiện nay, nguyên liệu sản xuất pin xe điện được khai thác từ tự nhiên như: chì, kẽm, niken, lithium,.... Nguồn nguyên liệu khan hiếm cũng có thể lý do đẩy giá thành pin lên cao.
Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến năm 2040 nhu cầu sử dụng vật liệu lithium sẽ tăng gấp 42 lần so với năm 2020.
Lithium mặc dù có đủ dự trữ để sản xuất pin trong một thời gian dài thì những nguyên liệu quan trọng khác như coban đang nằm ở mức báo động đỏ.
Nhu cầu vật liệu coban có thể tăng lên 21 lần, vật liệu niken tăng lên 19 lần. Đáng chú ý 2/3 nguồn coban đang sử dụng trên toàn thế giới hiện đang khai thác tại CHDC Congo. Việc tập trung khai thác coban tại một khu vực gây ra nhiều vấn đề môi trường, như cạn kiệt nguồn nước ngọt, ô nhiễm môi trường, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá.
Than bùn được coi là nguyên liệu làm pin xe điện giá rẻ nhất hiện nay. Tuy nhiên đất than bùn là những hệ sinh thái có giá trị lưu trữ nước và một lượng lớn carbon, đồng thời hỗ trợ đa dạng sinh học cao.
Trong đó 20% môi trường sống là đầm lầy được nuôi trồng ở châu Âu hiện đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và quá trình khử nước.
Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí PNAS, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Đại học Wageningen cho thấy rõ quá trình hình thành và biến mất của than bùn.
Cụ thể than bùn có thể biến thành rừng và rừng có thể trở thành than bùn. Bất cứ nơi nào vật chất hữu cơ tích tụ, đất trở nên ẩm ướt hơn và ít cây cối mọc hơn, do đó đất trở nên ẩm ướt hơn, cuối cùng biến thành than bùn.
Ngược lại, khô hạn làm cho cây cối không phát triển được, từ đó than bùn cũng dần biến mất.
“Lợi thế” của thương hiệu Việt
Pin Lithium được chia thành 2 loại là pin Lithium và pin Lithium kim loại. Trên thế giới, các hãng xe có tiếng tăm như Tesla, Toyota và cả thương hiệu Việt Vinfast đều dùng kim loại lithium để sản xuất pin xe điện.
Trong bối cảnh mặt hàng đang ngày một suy yếu, các công ty dần thay đổi chiến lược để không phụ thuộc vào “ông lớn” Trung Quốc.
Ngoài ra, một số giải pháp đã được áp dụng để thúc đẩy tái chế pin Lithium đã qua sử dụng. Hiện nay, Liên minh Châu Âu đang tiến hành tái chế các nguồn tài nguyên để sản xuất pin Lithium.
Một nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Itochu đã phát triển thành công hệ thống tái chế pin hiệu quả trong ngành công nghiệp pin của Liên minh Châu Âu.
Điều này đã đóng góp không nhỏ vào việc giảm sự phụ thuộc vào việc khai thác các nguyên liệu từ tự nhiên.
Tại Việt Nam, trong quá trình điều tra và đánh giá tài nguyên ở Việt Nam, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã phát hiện tài nguyên quặng lithium tại vùng La Vi, Quảng Ngãi trong giai đoạn từ 2005 đến 2009. Lượng quặng lithium ghi nhận được bao gồm 40 thân quặng và thân khoáng hóa, đa phần là loại mạch pegmatoit chứa kim loại thiếc và lithium.
Ngoài ra, Liên Đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã xác định rằng ở La Vi có mỏ quặng lithium với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn quặng hoặc 10.000 tấn Li2O.
Với trữ lượng quặng lithium ở Quảng Ngãi, Việt Nam có thể tham gia vào nhóm các nước có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng lithium.
Bên cạnh lithium, niken cũng là một loại tài nguyên được sử dụng để sản xuất pin xe điện. Tổng trữ lượng và tài nguyên niken ở Việt Nam ước tính khoảng 3,6 triệu tấn niken kim loại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa hơn 3 triệu tấn, Sơn La: 420.523 tấn, Cao Bằng: 133.677 tấn.
Trong đó phần lớn tài nguyên niken tồn tại ở dạng khoáng vật đi kèm trong quặng crôm như vùng mỏ crômit Cổ Định (Thanh Hóa), hiện chưa có giải pháp thu hồi hiệu quả. Quặng niken ở khu vực Sơn La và Cao Bằng chủ yếu là loại hình quặng niken - đồng xâm tán.
Trữ lượng lithium và niken nhiều có thể coi là lợi thế giúp các thương hiệu Việt đẩy mạnh sản xuất, từ đó tạo đà phát triển và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.