Cuộc đấu pháp lý: Châu Âu và Mỹ gia tăng sức ép, Nga bị trục xuất khỏi Hội đồng châu Âu
Hội đồng châu Âu, tổ chức nhân quyền chính của châu Âu, tối thứ Ba (15/3) đã bỏ phiếu yêu cầu khai trừ Nga khỏi tổ chức này dù Nga đã chủ động thông báo xin rút ra để tránh bị trục xuất.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hội đồng châu Âu tìm cách loại bỏ một quốc gia thành viên Nga trong tương lai sẽ không thể nhờ cậy Tòa án Nhân quyền Châu Âu. Trước đó cùng ngày 15, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Tolstoy cho biết Nga đã quyết định rút khỏi Hội đồng châu Âu và Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov đã thông báo cho Tổng thư ký Hội đồng.
Hội đồng Châu Âu đã họp tại Pháp trong hai ngày liên tiếp từ ngày 14/3 để tranh luận về việc Nga vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khi tấn công Ukraine và bỏ phiếu quyết định việc đi hay ở của Nga. Đại hội đồng đã bỏ phiếu tối 15/3 với kết quả phiếu 216 đồng ý, 0 phản đối và 3 phiếu trắng, nhất trí cho rằng Nga cần rời đi và tư cách thành viên của Nga sẽ bị khai trừ sau khi cơ quan quyết sách của Hội đồng đưa ra quyết định.
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Tiny Kox cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hội đồng có một quốc gia thành viên bị trục xuất, nhấn mạnh rằng "hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine là không thể chấp nhận được" và kêu gọi Moscow chấm dứt chiến tranh ngay lập tức.
Hội đồng Châu Âu được thành lập năm 1949, có trụ sở chính tại Strasbourg, Pháp, có 47 quốc gia thành viên, bao gồm cả Nga và Ukraine. Sau khi Hội đồng được thành lập, đã lập ra Tòa án Nhân quyền Châu Âu để đảm bảo các quốc gia thực hiện các cam kết bảo vệ nhân quyền. Trước nay chỉ có chính phủ quân sự Hy Lạp đã tự xin rút lui vào cuối những năm 1960 để tránh bị trục xuất khỏi Hội đồng.
Người đứng đầu Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, Filippo Grandi, cho biết hôm thứ Ba (15/3) rằng hơn 3 triệu người đã rời khỏi Ukraine kể từ khi cuộc tấn công Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2. "Cuộc chiến này phải dừng lại," ông viết trên Twitter.
Để ngăn chặn cuộc chiến này, các nước lớn phương Tây đang chạy khắp nơi để gây sức ép. Nhà Trắng ngày 15/3 cho biết Tổng thống Mỹ Biden sẽ tới Brussels vào tuần tới để tham dự một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của NATO. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết chuyến đi sẽ tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine và tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Washington với các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Ông Biden sẽ gặp các nhà lãnh đạo NATO và châu Âu tại Brussels vào ngày 24/3. Trước đó, Phó Tổng thống Kamala Harris đã đến Ba Lan và Romania vào tuần trước.
Cùng ngày, Ủy ban châu Âu đã công bố đợt trừng phạt thứ tư nhằm vào 15 cá nhân và 9 thực thể có liên quan đến Điện Kremlin và cuộc tấn công Ukraine của Nga. "Các thực thể bị trừng phạt bao gồm các công ty trong lĩnh vực hàng không, đóng tàu và sản xuất máy móc", EU cho biết trong một tuyên bố.
Mặc dù Nga đã chủ động xin rút, nhưng vẫn bị Hội đồng châu Âu bỏ phiếu để khai trừ (Ảnh: azerbaycan24).
Các cá nhân nằm trong làn sóng trừng phạt mới bao gồm Roman Abramovich, ông chủ sở hữu câu lạc bộ Chelsea, cũng như Giám đốc điều hành kênh truyền hình Channel One của Nga Konstantin Ernst, người đã giúp thúc đẩy "hoạt động tuyên truyền lớn của Điện Kremlin về tình hình ở Ukraine".
Ông Josep Borell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU cho biết: "Chúng tôi đang bổ sung thêm nhiều nhà tài phiệt và giới tinh hoa có liên quan đến chế độ Nga, gia đình của họ và các doanh nhân nổi tiếng vào danh sách trừng phạt của chúng tôi. Các biện pháp trừng phạt này cũng nhắm vào những kẻ thống trị tin tức giả và tuyên truyền liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng: những kẻ đã tạo điều kiện cho cuộc xâm lược Ukraine sẽ phải trả giá cho hành động của họ”.
Phương án này đưa ra các biện pháp nhằm gia tăng áp lực kinh tế đối với Nga, bao gồm lệnh cấm giao dịch với các doanh nghiệp công nghiệp-quân sự của Nga, lệnh cấm nhập khẩu thép của Nga theo các biện pháp bảo vệ của EU, lệnh cấm đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Nga, lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ cho giới thượng lưu Nga, lệnh cấm các cơ quan xếp hạng tín nhiệm của Liên minh châu Âu đánh giá Nga và các công ty Nga; mở rộng kỳ hạn trừng phạt đối với nhiều cá nhân thân cận với Điện Kremlin và các công ty liên quan đến lĩnh vực quân sự và quốc phòng của Nga.
Ngoài ra, hôm 15/3 Mỹ cũng công bố các lệnh trừng phạt mới đối với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và phu nhân; Canada cũng công bố một làn sóng trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng Moscow đã bắt đầu quá trình rút khỏi Hội đồng châu Âu, nói rằng động thái này nhằm tránh bị trục xuất khỏi Ủy ban châu Âu vì hành động của họ ở Ukraine. Pyotr Tolstoy, trưởng phái đoàn của Nga tại Cơ quan Nhân quyền châu Âu, đã trao một bức thư của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho Tổng thư ký của Hội đồng, thông báo quyết định chính thức rút lui của Moscow. Tuy nhiên, ít giờ sau Hội đồng châu Âu đã biểu quyết về việc trục xuất Nga.
Ngoài ra, ngày 15/3 Nga tuyên bố sẽ đề xuất lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một nghị quyết, trong đó yêu cầu bảo vệ những thường dân "dễ bị tổn thương" ở Ukraine để hỗ trợ nhân đạo và và cung cấp hành lang an toàn cho những người đang tìm cách rời khỏi đất nước, nhưng nghị quyết không đề cập đến trách nhiệm của Nga đối với cuộc chiến ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ thông báo Biden sẽ tới Brussels vào tuần tới để tham dự một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của NATO về vấn đề Ukraine (Ảnh: DW).
Dự thảo nghị quyết tán thành lời kêu gọi đối thoại và đàm phán của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres yêu cầu ngừng bắn thông qua đàm phán để sơ tán nhanh chóng "tất cả dân thường" và nhấn mạnh "sự cần thiết của tất cả các bên liên quan để đồng ý về một lệnh ngừng bắn nhân đạo cho mục đích này" . Nhưng nó chưa từng chỉ rõ "các bên quan tâm" là ai.
Dự thảo bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về tình hình nhân đạo ngày càng xấu đi và các báo cáo về thương vong dân sự ở và xung quanh Ukraine, đồng thời lên án mạnh mẽ "các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và các đối tượng dân sự, bao gồm việc pháo kích bừa bãi".
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc, Vassily Nebenzia, nói với các phóng viên rằng Nga đang trong giai đoạn cuối cùng của việc soạn thảo nội dung của dự thảo, có thể được biểu quyết sớm nhất là vào ngày 16/3. Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc, Barbara Woodward, đã tweet rằng dự thảo của Nga có một số chỗ hổng rất rõ ràng. Bà nêu ví dụ, “Nga là một kẻ xâm lược trong chiến tranh, và chính cuộc xâm lược của Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo này”.
Dự thảo của Nga được đưa ra một ngày sau khi Pháp và Mexico công bố nghị quyết nhân đạo chung về Ukraine. Nghị quyết do Pháp và Mexico đề xuất đã được chuyển tới Đại hội đồng gồm 193 thành viên để biểu quyết sau hai tuần thảo luận tại Hội đồng Bảo an.
Ban đầu, Pháp và Mexico muốn đưa ra các dự thảo có liên quan, trước sức ép của Anh và Mỹ, nghị quyết có câu "Dừng các hành động thù địch". Nhưng Nga yêu cầu trong nghị quyết không được có "ngôn ngữ chính trị", nếu không họ sẽ phủ quyết". Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc, Nicolas De Riviere, nói với các phóng viên: “Rõ ràng là sẽ rất khó để thông qua nghị quyết này tại Hội đồng Bảo an".