Cuộc sống đảo lộn với hàng trăm hộ dân 'đảo nổi bãi giữa' sông Hồng

Gần 1 tháng qua, cuộc sống của người dân thuộc khu vực bãi giữa sông Hồng chịu cảnh ngập lụt do nước sông Hồng dâng cao.

Do ảnh hưởng bởi việc xả lũ, điều tiết lưu lượng nước cho nhà máy thủy điện Hòa Bình mà nhiều xóm làng, người dân lưu vực sông Hồng bị ảnh hưởn. Cùng chung cảnh ngộ là hàng trăm hộ dân gần ngõ 76 phố An Dương (Hà Nội).

Do ảnh hưởng bởi việc xả lũ, điều tiết lưu lượng nước cho nhà máy thủy điện Hòa Bình mà nhiều xóm làng, người dân lưu vực sông Hồng bị ảnh hưởn. Cùng chung cảnh ngộ là hàng trăm hộ dân gần ngõ 76 phố An Dương (Hà Nội).

Tại các nhánh đường dân sinh kết nổi khu vực nội đô giữa bãi giữa sông Hồng nước đã chia cắt lối giao thông. Thậm chí, có nơi người dân ước chừng nước có thể sâu tới 2-3m. Bởi vậy, việc đi làm, đi học hay buôn bán của người dân phụ thuộc chính vào những chiếc thuyền.

Tại các nhánh đường dân sinh kết nổi khu vực nội đô giữa bãi giữa sông Hồng nước đã chia cắt lối giao thông. Thậm chí, có nơi người dân ước chừng nước có thể sâu tới 2-3m. Bởi vậy, việc đi làm, đi học hay buôn bán của người dân phụ thuộc chính vào những chiếc thuyền.

Mỗi gia đình tại khu vực bãi giữa sông Hồng đều đã chủ động di chuyển bằng thuyền cá nhân hoặc nhờ hàng xóm để có thể thực hiện những hoạt động như đi học, đi làm hay buôn bán.

Mỗi gia đình tại khu vực bãi giữa sông Hồng đều đã chủ động di chuyển bằng thuyền cá nhân hoặc nhờ hàng xóm để có thể thực hiện những hoạt động như đi học, đi làm hay buôn bán.

Ông Toàn (trú tài ngõ 76 An Dương) chia sẻ: "Hàng ngày tôi phải thức dậy khá sớm. Kiểm tra máy móc trên thuyền để đưa người dân bãi giữa di chuyển vượt vùng ngập để đi làm đi học".

Ông Toàn (trú tài ngõ 76 An Dương) chia sẻ: "Hàng ngày tôi phải thức dậy khá sớm. Kiểm tra máy móc trên thuyền để đưa người dân bãi giữa di chuyển vượt vùng ngập để đi làm đi học".

Khi những chiếc thuyền của ông Toàn vừa khởi động, hàng chục người dân đã đứng chờ sẵn. Họ mang những nông sản để buôn bán, có người chờ để đi làm và học sinh chờ thuyền để có thể tới trường. Ông Toàn cũng cho biết thêm, một tháng nay, nước dân cao khiến cuộc sống của toàn bộ dân cư ở đây bị đảo lộn, mỗi lượt người, xe qua khu vực ngập nước, ông Toàn lấy phí là 10.000 đồng.

Khi những chiếc thuyền của ông Toàn vừa khởi động, hàng chục người dân đã đứng chờ sẵn. Họ mang những nông sản để buôn bán, có người chờ để đi làm và học sinh chờ thuyền để có thể tới trường. Ông Toàn cũng cho biết thêm, một tháng nay, nước dân cao khiến cuộc sống của toàn bộ dân cư ở đây bị đảo lộn, mỗi lượt người, xe qua khu vực ngập nước, ông Toàn lấy phí là 10.000 đồng.

Chị Lê Thị Huế một người dân đang sống tại khu vực bãi giưa sông Hồng cho biết: "Nếu như hàng ngày chỉ cần khoảng 10 - 15 phút để đưa con tới trường mẫu giáo. Nhưng khi nước dâng cao, cả gia đình tôi phải dậy sớm hơn cả tiếng đồng hồ. Bởi lỡ chuyến thuyền là con gái muộn học và tôi muộn làm".

Chị Lê Thị Huế một người dân đang sống tại khu vực bãi giưa sông Hồng cho biết: "Nếu như hàng ngày chỉ cần khoảng 10 - 15 phút để đưa con tới trường mẫu giáo. Nhưng khi nước dâng cao, cả gia đình tôi phải dậy sớm hơn cả tiếng đồng hồ. Bởi lỡ chuyến thuyền là con gái muộn học và tôi muộn làm".

Những đứa trẻ phải dùng thuyền đi học.

Những đứa trẻ phải dùng thuyền đi học.

Chỉ cần lỡ chuyến thuyền này, những đứa trẻ sẽ đi học muộn.

Chỉ cần lỡ chuyến thuyền này, những đứa trẻ sẽ đi học muộn.

Đối với những người làm nghề buôn bán đang cư ngụ ở khu vực gần bờ sông Hồng, những ngày này với họ là cực hình khi việc vận chuyển hàng hóa quá khó khăn. Chị Loan (tiểu thương chợ Long Biên) chia sẻ: "Cứ hễ ngập là bắt buộc phải đi thuyền, bởi lối đi cầu Long Biên rất cao, trơn trượt, xe máy chở thêm hàng hóa đi lối này rất nguy hiểm, mà vượt qua ngập thì không nổi, vậy nên không còn cách nào khác"

Đối với những người làm nghề buôn bán đang cư ngụ ở khu vực gần bờ sông Hồng, những ngày này với họ là cực hình khi việc vận chuyển hàng hóa quá khó khăn. Chị Loan (tiểu thương chợ Long Biên) chia sẻ: "Cứ hễ ngập là bắt buộc phải đi thuyền, bởi lối đi cầu Long Biên rất cao, trơn trượt, xe máy chở thêm hàng hóa đi lối này rất nguy hiểm, mà vượt qua ngập thì không nổi, vậy nên không còn cách nào khác"

Cũng là tiểu thương tại chợ Long Biên, chị Hoài đã tự mua hẳn chiếc thuyền máy để hàng ngày vận chuyển gà ra xóm bãi giữa sông Hồng để giết mổ rồi đưa vào cung cấp cho các chợ, nhà hàng tại nội đô. Mỗi chuyển thuyền này, ngoài việc phục vụ cá nhân, chị Hoài cũng tranh thủ mua thêm thực phẩm ở phố để mang ra bãi giữa phục vụ bà con.

Cũng là tiểu thương tại chợ Long Biên, chị Hoài đã tự mua hẳn chiếc thuyền máy để hàng ngày vận chuyển gà ra xóm bãi giữa sông Hồng để giết mổ rồi đưa vào cung cấp cho các chợ, nhà hàng tại nội đô. Mỗi chuyển thuyền này, ngoài việc phục vụ cá nhân, chị Hoài cũng tranh thủ mua thêm thực phẩm ở phố để mang ra bãi giữa phục vụ bà con.

Cuộc sống mưu sinh đã khó khăn nay còn bị chia cắt bởi nước sông Hồng khiến cuộc sống của hàng trăm hộ dân bị đảo lộn. Theo dự đoán của người dân, phải gần 1 tháng nữa, họ mới có thể trở lại cuộc sống bình thường khi nước sông Hồng rút đi để rồi họ lại tiếp tục với mối lo nước sạch, thực phẩm và xử lý hậu quả sau ngập lụt

Cuộc sống mưu sinh đã khó khăn nay còn bị chia cắt bởi nước sông Hồng khiến cuộc sống của hàng trăm hộ dân bị đảo lộn. Theo dự đoán của người dân, phải gần 1 tháng nữa, họ mới có thể trở lại cuộc sống bình thường khi nước sông Hồng rút đi để rồi họ lại tiếp tục với mối lo nước sạch, thực phẩm và xử lý hậu quả sau ngập lụt

Xuân Phú

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/cuoc-song-dao-lon-voi-hang-tram-ho-dan-dao-noi-bai-giua-song-hong-post696488.html