Cuộc sống mới của hàng nghìn hộ dân từng sống treo trên di tích

Hàng nghìn hộ dân nghèo từng sống treo trên di tích Kinh thành Huế giờ đây đã được di dời đến nơi ở mới, với một cuộc cuộc sống mới, ổn định hơn.

Từ năm 2019, giai đoạn 1 của Dự án di dời dân cư giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được bắt đầu triển khai. Theo đó, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại khu vực Thượng thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và Tuyến Phòng Lộ được dời đi để trả lại mặt bằng cho di tích. Để người dân có nơi ở mới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng khu tái định cư nằm tại phường Hương Sơ và An Hòa (TP. Huế).

Tại đây, cùng với số tiền đền bù, người dân đã xây dựng những ngôi nhà mới khang trang và dần quen với cuộc sống ở vùng đất mới.

Tại đây, cùng với số tiền đền bù, người dân đã xây dựng những ngôi nhà mới khang trang và dần quen với cuộc sống ở vùng đất mới.

Gia đình anh Nguyễn Linh (47 tuổi) là một trong những hộ dân đầu tiên đặt chân đến ở khu tái định cư mới sau khi dự án di dân được hiện thực hóa. "Chuyển tới sinh sống ở đây khó khăn chỉ nằm ở việc đi lại xa hơn một tí, chưa có chợ nên việc mua sắm bất tiện hơn. Nhưng đổi lại lại có nhà cửa khang trang, sạch sẽ không bị ngập lụt. Lúc xưa có mơ tôi cũng không dám nghĩ tới rằng sẽ được sinh sống trong điều kiện như hiện nay", anh Linh nói.

Gia đình anh Nguyễn Linh (47 tuổi) là một trong những hộ dân đầu tiên đặt chân đến ở khu tái định cư mới sau khi dự án di dân được hiện thực hóa. "Chuyển tới sinh sống ở đây khó khăn chỉ nằm ở việc đi lại xa hơn một tí, chưa có chợ nên việc mua sắm bất tiện hơn. Nhưng đổi lại lại có nhà cửa khang trang, sạch sẽ không bị ngập lụt. Lúc xưa có mơ tôi cũng không dám nghĩ tới rằng sẽ được sinh sống trong điều kiện như hiện nay", anh Linh nói.

Cũng giống như hộ anh Linh, ông gia đình ông Lê Văn Cược (83 tuổi) cũng là những hộ dân đầu tiên di dời đến nơi ở hiện nay. Ông Cược chia sẻ: "May nhờ có dự án di dân lịch sử mà chúng tôi có thể được tới sinh sống trong ngôi nhà khang trang, đẹp đẽ như bây giờ. Cảm ơn chính quyền đã tạo điều kiện, thay đổi cuộc sống của người dân chúng tôi".

Cũng giống như hộ anh Linh, ông gia đình ông Lê Văn Cược (83 tuổi) cũng là những hộ dân đầu tiên di dời đến nơi ở hiện nay. Ông Cược chia sẻ: "May nhờ có dự án di dân lịch sử mà chúng tôi có thể được tới sinh sống trong ngôi nhà khang trang, đẹp đẽ như bây giờ. Cảm ơn chính quyền đã tạo điều kiện, thay đổi cuộc sống của người dân chúng tôi".

Bà Hoàng Thị Hồng (68 tuổi) chia sẻ: “Ở chỗ cũ, vào mùa mưa thì ướt dột, mùa nắng chật chội và nóng nực. Khi được chuyển đến đây, chúng tôi thấy cuộc sống đỡ vất vả hơn, sau này con cái có tương lai hơn, lấy vợ lấy chồng có chỗ để ở".

Bà Hoàng Thị Hồng (68 tuổi) chia sẻ: “Ở chỗ cũ, vào mùa mưa thì ướt dột, mùa nắng chật chội và nóng nực. Khi được chuyển đến đây, chúng tôi thấy cuộc sống đỡ vất vả hơn, sau này con cái có tương lai hơn, lấy vợ lấy chồng có chỗ để ở".

Người dân thích nghi với cuộc sống tại nơi ở mới. "Ở đây việc buôn bán có khó khăn tuy nhiên vẫn tốt hơn nơi cũ. Ba năm trôi qua, gia đình đã thích nghi", chị Thủy nói.

Người dân thích nghi với cuộc sống tại nơi ở mới. "Ở đây việc buôn bán có khó khăn tuy nhiên vẫn tốt hơn nơi cũ. Ba năm trôi qua, gia đình đã thích nghi", chị Thủy nói.

Với sự nỗ lực của chính quyền cùng sự đồng lòng của người dân, giờ đây khu tái định cư Hương Sơ đang tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện hạ tầng dân sinh.

Với sự nỗ lực của chính quyền cùng sự đồng lòng của người dân, giờ đây khu tái định cư Hương Sơ đang tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện hạ tầng dân sinh.

Một ngôi trường mầm non khang trang đã được xây dựng hoàn thiện với tầm vóc giống như các ngôi trường hiện đại trên địa bàn toàn tỉnh.

Một ngôi trường mầm non khang trang đã được xây dựng hoàn thiện với tầm vóc giống như các ngôi trường hiện đại trên địa bàn toàn tỉnh.

Khu công viên được xây dựng rộng rãi, giúp cho các em nhỏ có thể thoải mái vui chơi mỗi buổi sáng sớm hay chiều về.

Khu công viên được xây dựng rộng rãi, giúp cho các em nhỏ có thể thoải mái vui chơi mỗi buổi sáng sớm hay chiều về.

Ông Lê Kim Nam - Chủ tịch UBND phường Hương Sơ cho biết, đến nay nhiều hộ dân đã xây dựng nhà ở mới, nhiều hộ khác cũng đã bốc thăm nhận lô, chuẩn bị xây nhà. Khi thành phố bàn giao tiếp số khẩu, chúng tôi sẽ rà soát lại và có kế hoạch thành lập tổ dân phố mới, hỗ trợ việc làm cho người dân.

Ông Lê Kim Nam - Chủ tịch UBND phường Hương Sơ cho biết, đến nay nhiều hộ dân đã xây dựng nhà ở mới, nhiều hộ khác cũng đã bốc thăm nhận lô, chuẩn bị xây nhà. Khi thành phố bàn giao tiếp số khẩu, chúng tôi sẽ rà soát lại và có kế hoạch thành lập tổ dân phố mới, hỗ trợ việc làm cho người dân.

“Thời gian tới sẽ có con số thống kê chính xác số lao động tại khu vực tái định cư. Chúng tôi sẽ tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, tạo mọi điều kiện để người dân có việc làm. Trước mắt sẽ giới thiệu lao động làm việc tại Khu công nghiệp Hương Sơ-An Hòa, đồng thời tìm hiểu những cơ sở, doanh nghiệp khác đang cần nhân công”, ông Nam nói.

“Thời gian tới sẽ có con số thống kê chính xác số lao động tại khu vực tái định cư. Chúng tôi sẽ tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, tạo mọi điều kiện để người dân có việc làm. Trước mắt sẽ giới thiệu lao động làm việc tại Khu công nghiệp Hương Sơ-An Hòa, đồng thời tìm hiểu những cơ sở, doanh nghiệp khác đang cần nhân công”, ông Nam nói.

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho biết: "Những hộ dân được di dời đi đã có hàng chục năm sinh sống tại khu vực 1, di tích Kinh thành Huế. Do điều kiện sống trên khu vực 1 di tích nên người dân không được xây dựng nhà cửa cũng như không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có thể nói, đây là một cuộc di dân lịch sử. Cuộc di dân đem lại cuộc sống ổn định lâu dài, an cư lạc nghiệp cho người dân. Đồng thời, trả lại cảnh quan cho di tích để trùng tu, cải tạo, phát huy giá trị di sản.

Đến nay, gần 2.000 hộ dân đã được di dời, chuyển đến và có cuộc sống ổn định tại nơi ở mới. Bốn chữ đồng bao gồm: đồng thuận trong hệ thống chính trị, đồng lòng trong người dân, đồng cảm của Chính phủ và đồng hành của báo chí đã tạo nên sức mạnh rất lớn để thực hiện thắng lợi cuộc di dân lịch sử này".

Cơ sở hạ tầng tại nơi ở mới của những hộ dân từng sống treo trên di tích Huế đang được đầu tư, dần hoàn thiện

Hoài Nam - Hoàng Dũng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cuoc-song-moi-cua-hang-nghin-ho-dan-tung-song-treo-tren-di-tich-169230624151520842.htm