Cuối cùng Nga đã nói ra bốn chữ 'tình trạng chiến tranh'

Nga cuối cùng đã nói ra từ 'tình trạng chiến tranh' sau hai năm giao tranh trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, hàng triệu quân Nga có thể khiến NATO bất an.

Ngày 22/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov khi trả lời nhật báo Arguments and Facts của Nga cho biết, nước Nga giờ đây "đang trong tình trạng chiến tranh", với lý do phương Tây đã can thiệp và đứng về phía Ukraine.

Ngày 22/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov khi trả lời nhật báo Arguments and Facts của Nga cho biết, nước Nga giờ đây "đang trong tình trạng chiến tranh", với lý do phương Tây đã can thiệp và đứng về phía Ukraine.

Ông Peskov phát biểu: “Lúc đầu, những gì chúng tôi phát động chống lại Ukraine chỉ là một ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, nhưng khi các nước phương Tây cùng tham gia vào phe Ukraine, nó đã biến thành một cuộc chiến đối với chúng tôi”.

Ông Peskov phát biểu: “Lúc đầu, những gì chúng tôi phát động chống lại Ukraine chỉ là một ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, nhưng khi các nước phương Tây cùng tham gia vào phe Ukraine, nó đã biến thành một cuộc chiến đối với chúng tôi”.

Trước hết, cần phải chỉ ra rằng, đây là lần đầu tiên Nga chính thức thừa nhận mình đang trong "tình trạng chiến tranh" kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Tuyên bố của ông Peskov cũng đánh dấu sự nâng cấp của Moscow về mặt chiến lược.

Trước hết, cần phải chỉ ra rằng, đây là lần đầu tiên Nga chính thức thừa nhận mình đang trong "tình trạng chiến tranh" kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Tuyên bố của ông Peskov cũng đánh dấu sự nâng cấp của Moscow về mặt chiến lược.

Tuy nhiên, xin lưu ý rằng, Nga vẫn chưa tuyên bố đây là "cuộc chiến tranh Nga-Ukraine", mà chỉ nhấn mạnh rằng, nước Nga đang trong "tình trạng chiến tranh".

Tuy nhiên, xin lưu ý rằng, Nga vẫn chưa tuyên bố đây là "cuộc chiến tranh Nga-Ukraine", mà chỉ nhấn mạnh rằng, nước Nga đang trong "tình trạng chiến tranh".

Ngày nay, việc Điện Kremlin sử dụng những thuật ngữ như “tình trạng chiến tranh” cho thấy quan điểm của họ, đây không còn là một hoạt động quân sự chỉ giới hạn ở Ukraine, mà là một cuộc chiến giữa Nga, Ukraine và các nước phương Tây đằng sau nó.

Ngày nay, việc Điện Kremlin sử dụng những thuật ngữ như “tình trạng chiến tranh” cho thấy quan điểm của họ, đây không còn là một hoạt động quân sự chỉ giới hạn ở Ukraine, mà là một cuộc chiến giữa Nga, Ukraine và các nước phương Tây đằng sau nó.

Do vậy Nga phải hoàn toàn cảnh giác và chuẩn bị tinh thần cho khả năng leo thang đối đầu sau này. Đồng thời, việc “leo thang thái độ” của Điện Kremlin, không thể tách rời khỏi tình hình địa chính trị ngày càng căng thẳng gần đây.

Do vậy Nga phải hoàn toàn cảnh giác và chuẩn bị tinh thần cho khả năng leo thang đối đầu sau này. Đồng thời, việc “leo thang thái độ” của Điện Kremlin, không thể tách rời khỏi tình hình địa chính trị ngày càng căng thẳng gần đây.

Tại châu Âu, đặc biệt là Pháp, một trong những “nhà lãnh đạo” EU, Tổng thống Macron đã liên tiếp “thể hiện sức mạnh” với Nga và ám chỉ NATO (hoặc chỉ có Pháp), sẽ đưa Quân tới Ukraine.

Tại châu Âu, đặc biệt là Pháp, một trong những “nhà lãnh đạo” EU, Tổng thống Macron đã liên tiếp “thể hiện sức mạnh” với Nga và ám chỉ NATO (hoặc chỉ có Pháp), sẽ đưa Quân tới Ukraine.

Chẳng hạn, trong cuộc gặp gần đây với Thủ tướng Đức Scholz, ông Macron không giấu giếm ý định đưa quân tới Ukraine, ông nói: “Chúng tôi không loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraine và Pháp hoàn toàn có khả năng làm điều đó tại thời điểm này".

Chẳng hạn, trong cuộc gặp gần đây với Thủ tướng Đức Scholz, ông Macron không giấu giếm ý định đưa quân tới Ukraine, ông nói: “Chúng tôi không loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraine và Pháp hoàn toàn có khả năng làm điều đó tại thời điểm này".

Hungary, quốc gia luôn tỏ ra thân thiện với Nga, cũng bày tỏ lo ngại về khả năng này. Vài ngày trước, Thủ tướng Hungary Orban đã ám chỉ trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng phương Tây, có thể không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine trong vòng 2 đến 3 tháng tới.

Hungary, quốc gia luôn tỏ ra thân thiện với Nga, cũng bày tỏ lo ngại về khả năng này. Vài ngày trước, Thủ tướng Hungary Orban đã ám chỉ trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng phương Tây, có thể không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine trong vòng 2 đến 3 tháng tới.

Và khi châu Âu bắt đầu gợi ý về khả năng này, Nga dù thế nào cũng phải bày tỏ điều gì đó để thể hiện sự cứng rắn của Moscow, nếu không sẽ dễ bị thế giới bên ngoài coi là “yếu đuối”.

Và khi châu Âu bắt đầu gợi ý về khả năng này, Nga dù thế nào cũng phải bày tỏ điều gì đó để thể hiện sự cứng rắn của Moscow, nếu không sẽ dễ bị thế giới bên ngoài coi là “yếu đuối”.

Việc gần đây Pháp bắt đầu thường xuyên đề cập đến việc gửi quân tới Ukraine, bề ngoài là vì lý do an ninh, nhưng thực chất họ lo ngại rằng sau là thất bại của Ukraine, Nga có thể đe dọa thêm an ninh châu Âu. Một tuần trước, ông Macron công khai tuyên bố rằng, nếu Nga đánh bại Ukraine, Pháp sẽ không còn an toàn ở châu Âu.

Việc gần đây Pháp bắt đầu thường xuyên đề cập đến việc gửi quân tới Ukraine, bề ngoài là vì lý do an ninh, nhưng thực chất họ lo ngại rằng sau là thất bại của Ukraine, Nga có thể đe dọa thêm an ninh châu Âu. Một tuần trước, ông Macron công khai tuyên bố rằng, nếu Nga đánh bại Ukraine, Pháp sẽ không còn an toàn ở châu Âu.

Nhưng hãy nhìn vào bản chất thông qua hiện tượng, Tổng thống Pháp Macron bây giờ rất nổi tiếng và thường xuyên nói về việc gửi quân đến Ukraine. Thực chất là Pháp đang cố gắng tạo cho mình một tính cách cứng rắn, tự nhận mình là "nhà lãnh đạo châu Âu".

Nhưng hãy nhìn vào bản chất thông qua hiện tượng, Tổng thống Pháp Macron bây giờ rất nổi tiếng và thường xuyên nói về việc gửi quân đến Ukraine. Thực chất là Pháp đang cố gắng tạo cho mình một tính cách cứng rắn, tự nhận mình là "nhà lãnh đạo châu Âu".

Pháp đã cố gắng thể hiện vai trò của mình trong việc lãnh đạo chính sách đối ngoại độc lập của châu Âu, do đó nhấn mạnh lại hình ảnh của nước Pháp như một cường quốc và là quốc gia lãnh đạo “có trách nhiệm” ở châu Âu.

Pháp đã cố gắng thể hiện vai trò của mình trong việc lãnh đạo chính sách đối ngoại độc lập của châu Âu, do đó nhấn mạnh lại hình ảnh của nước Pháp như một cường quốc và là quốc gia lãnh đạo “có trách nhiệm” ở châu Âu.

Đối với vấn đề an ninh ở châu Âu, Tổng thống Macron chắc chắn có cân nhắc điều này, nhưng đó không phải là vấn đề cấp bách nhất. Một mặt, Nga hiện đang tham gia sâu vào chiến trường Ukraine, nên không thể lại tiến hành một cuộc tấn công trên bộ ở châu Âu trong một thời gian ngắn.

Đối với vấn đề an ninh ở châu Âu, Tổng thống Macron chắc chắn có cân nhắc điều này, nhưng đó không phải là vấn đề cấp bách nhất. Một mặt, Nga hiện đang tham gia sâu vào chiến trường Ukraine, nên không thể lại tiến hành một cuộc tấn công trên bộ ở châu Âu trong một thời gian ngắn.

Mặt khác, xung đột giữa Nga và Ukraine trên thực tế đã bùng phát, đã đưa NATO thoát khỏi tình trạng "chết lâm sàng"; đặc biệt khiến năng lực sản xuất quân sự và chi tiêu quốc phòng của phương Tây đã tăng lên đáng kể trong hai năm qua, và có vẻ như xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian dài.

Mặt khác, xung đột giữa Nga và Ukraine trên thực tế đã bùng phát, đã đưa NATO thoát khỏi tình trạng "chết lâm sàng"; đặc biệt khiến năng lực sản xuất quân sự và chi tiêu quốc phòng của phương Tây đã tăng lên đáng kể trong hai năm qua, và có vẻ như xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian dài.

Ngoài ra, việc châu Âu thường xuyên gợi ý gửi quân đến Ukraine, cũng phản ánh một tâm lý: trong hai năm qua, phương Tây đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt khác nhau đối với Nga và gửi một lượng lớn vũ khí, đạn dược đến Ukraine; nhưng những nỗ lực này không mang lại kết quả trên chiến trường Ukraine.

Ngoài ra, việc châu Âu thường xuyên gợi ý gửi quân đến Ukraine, cũng phản ánh một tâm lý: trong hai năm qua, phương Tây đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt khác nhau đối với Nga và gửi một lượng lớn vũ khí, đạn dược đến Ukraine; nhưng những nỗ lực này không mang lại kết quả trên chiến trường Ukraine.

Vì vậy, phương Tây nhận thấy rằng, họ đang phải đối mặt với thất bại quân sự và cả chính trị, nên phương Tây chỉ có thể áp dụng những biện pháp triệt để hơn, nhằm cố gắng thay đổi kết quả này; ngay cả khi có những rủi ro lớn.

Vì vậy, phương Tây nhận thấy rằng, họ đang phải đối mặt với thất bại quân sự và cả chính trị, nên phương Tây chỉ có thể áp dụng những biện pháp triệt để hơn, nhằm cố gắng thay đổi kết quả này; ngay cả khi có những rủi ro lớn.

Trở lại với việc Nga tuyên bố đang trong "tình trạng chiến tranh", nhưng điều này không có nghĩa là phản ứng của Nga sẽ leo thang nhanh chóng trong ngắn hạn, mà thay vào đó, Nga sẽ đưa ra quyết định dựa trên diễn biến tiếp theo của tình hình.

Trở lại với việc Nga tuyên bố đang trong "tình trạng chiến tranh", nhưng điều này không có nghĩa là phản ứng của Nga sẽ leo thang nhanh chóng trong ngắn hạn, mà thay vào đó, Nga sẽ đưa ra quyết định dựa trên diễn biến tiếp theo của tình hình.

Có rất nhiều yếu tố cần xem xét, chẳng hạn như tiềm lực quân sự của đất nước có thể khai thác được là bao nhiêu, tình trạng chiến tranh leo thang có ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nền kinh tế hay không…? Đây đều là những vấn đề mà Nga cần phải cân nhắc kỹ trước khi hành động.

Có rất nhiều yếu tố cần xem xét, chẳng hạn như tiềm lực quân sự của đất nước có thể khai thác được là bao nhiêu, tình trạng chiến tranh leo thang có ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nền kinh tế hay không…? Đây đều là những vấn đề mà Nga cần phải cân nhắc kỹ trước khi hành động.

Hơn nữa, trong thời gian qua, Nga luôn nhấn mạnh không quan tâm đến việc tấn công châu Âu và không có ý định gây chiến với các nước NATO. Bởi hiện nay NATO và Nga vẫn có mối quan hệ kiểm soát và cân bằng, NATO sợ sức mạnh quân sự của Nga, nhưng Nga không sợ NATO.

Hơn nữa, trong thời gian qua, Nga luôn nhấn mạnh không quan tâm đến việc tấn công châu Âu và không có ý định gây chiến với các nước NATO. Bởi hiện nay NATO và Nga vẫn có mối quan hệ kiểm soát và cân bằng, NATO sợ sức mạnh quân sự của Nga, nhưng Nga không sợ NATO.

Ưu tiên hàng đầu hiện nay của Nga là thực hiện đầy đủ mục tiêu của “chiến dịch quân sự đặc biệt”, đó là kiểm soát 4 tỉnh ở miền đông Ukraine và buộc Ukraine từ bỏ xung đột, ngồi vào đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Moscow.

Ưu tiên hàng đầu hiện nay của Nga là thực hiện đầy đủ mục tiêu của “chiến dịch quân sự đặc biệt”, đó là kiểm soát 4 tỉnh ở miền đông Ukraine và buộc Ukraine từ bỏ xung đột, ngồi vào đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Moscow.

Và nếu Điện Kremlin leo thang xung đột đến “tình trạng chiến tranh”, điều đó sẽ tương đương với việc chuẩn bị bổ sung thêm các mục tiêu và nhắm vào phương Tây đứng sau Ukraine. Và điều này cũng có nghĩa là toàn bộ tình hình đã leo thang theo kiểu “ăn miếng trả miếng”.

Và nếu Điện Kremlin leo thang xung đột đến “tình trạng chiến tranh”, điều đó sẽ tương đương với việc chuẩn bị bổ sung thêm các mục tiêu và nhắm vào phương Tây đứng sau Ukraine. Và điều này cũng có nghĩa là toàn bộ tình hình đã leo thang theo kiểu “ăn miếng trả miếng”.

Nếu Nga và châu Âu không nắm bắt tốt thế cân bằng, nguy cơ xung đột quả thực sẽ tăng lên rất nhiều, thậm chí NATO và Nga có thể nổ ra xung đột trực tiếp. Và càng vào thời điểm này, điều quan trọng hơn là phải kiềm chế, thuyết phục hòa bình và thúc đẩy đàm phán (Nguồn ảnh: RIA Novosti, Sputnik, CNN).

Nếu Nga và châu Âu không nắm bắt tốt thế cân bằng, nguy cơ xung đột quả thực sẽ tăng lên rất nhiều, thậm chí NATO và Nga có thể nổ ra xung đột trực tiếp. Và càng vào thời điểm này, điều quan trọng hơn là phải kiềm chế, thuyết phục hòa bình và thúc đẩy đàm phán (Nguồn ảnh: RIA Novosti, Sputnik, CNN).

Tiến Minh (Theo Reuters, Abcnews)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cuoi-cung-nga-da-noi-ra-bon-chu-tinh-trang-chien-tranh-1972017.html