Cuốn kinh thánh bí ẩn bậc nhất thế giới, khiến giới khoa học đau đầu giải mã
Cho đến nay những bí ẩn xung quanh cuốn kinh thánh này vẫn chưa có ai có được lời giải chính xác.
Cuốn Codex Gigas, hay còn được biết đến với tên gọi "Kinh Quỷ dữ", là tác phẩm viết tay thời Trung cổ lớn nhất còn tồn tại đến ngày nay, được bảo quản tại Thư viện Quốc gia Thụy Điển ở Stockholm. Cuốn sách bí ẩn này thậm chí còn được hậu thế xếp ngang hàng với các kỳ quan thế giới cổ xưa.
Tác giả của Codex Gigas là một thầy tu thuộc dòng Thánh Benedict sống vào thế kỷ 13 ở Cộng hòa Séc. Bản thảo Latin này dài 92 cm, rộng 50 cm, dày 22 cm, nặng 74.8 kg. Nó chứa Kinh Thánh Vulgate cũng như nhiều tài liệu lịch sử, tất cả đều được viết bằng tiếng Latin. Quân đội Thụy Điển đã sưu tầm toàn bộ cuốn kinh thánh này, ban đầu nó có 320 trang nhưng có 8 trang đã bị xé đi nên hiện tại chỉ còn 312 trang.
Đáng nói, nội dung hướng dẫn về cách thực hiện trừ tà bên trong cuốn Codex Gigas dường như chỉ do một người duy nhất chép - khối công việc đáng lẽ phải mất tới 30 năm mới có thể hoàn thành - khiến cho tác giả của nó bị cho là đã bán linh hồn mình cho quỷ dữ. Có truyền thuyết kể rằng ngày xưa có một thầy tu phạm lỗi trong lúc chờ xử tử đã cầu xin đấng bề trên rằng nếu mình có thể tạo ra tuyệt tác chỉ trong vòng một đêm thì hãy tha mạng cho ông ấy. Để tạo ra tuyệt tác, thầy tu đã bán linh hồn mình cho Satan để đổi lấy sự giúp đỡ từ Quỷ, cuốn Codex Gigas cũng được ra đời vào trước bình minh ngày vị thầy tu bị xử tử. Bức hình minh họa lớn về ma quỷ bên trong cuốn sách chính là dùng để niêm phong hiệp ước của thầy tu với Satan.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng truyền thuyết về tu sĩ bị trừng phạt là do sự hiểu lầm về chữ ký Hermanus inclusus trong sách. Từ "inclusus" trong tiếng Latin được cho là biểu thị một sự trừng phạt khủng khiếp, nhưng nghĩa thực của nó gần với "ẩn sĩ" hơn. Giả thuyết cuốn kinh được viết bởi một vị tu sĩ ẩn danh, dành trọn tâm huyết tạo ra tạo ra Codex Gigas cũng nhận được nhiều sự đồng tình dù không thú vị bằng truyền thuyết kinh điển bên trên.
- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.