Cuốn sách tôi chọn: 'Trọn một con đường' - Thước phim quay chậm về vị tướng Trường Sơn
'Trọn một con đường' là cuốn hồi ký của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên. Cuốn hồi ký này gồm 18 chương, được thể hiện như những thước phim quay chậm với những mốc thời gian, sự kiện, con số... khắc họa chân dung một vị tướng Trường Sơn vừa tài ba, quyết đoán, vừa gần gũi, thân thương; đặc biệt ông là người có công lớn đối với con đường chiến lược Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, thời điểm thể hiện quyển sách, bác cháu đều thống nhất với nhau là tại sao lại chọn lấy tên là Trọn một con đường, thứ nhất đó là đường đời của bác, thứ hai đó là con đường cách mạng mà bác đi theo, thứ ba đó là con đường Trường Sơn, đường Trường Sơn hồi kháng chiến chống Mỹ cũng như như đường Trường Sơn thời công nghiệp hóa. Tất cả đều gói gọn trong một con đường là như vậy. Thời kỳ chống Mỹ, bác gắn bó với con đường Trường Sơn, là người thay đổi cả một thế trận Trường Sơn, đảo ngược thế trận lúc bấy giờ.
Từ việc rất nhỏ như động viên cán bộ chiến sĩ của mình bác cũng không quên. Thực sự là trong quyển sách đã viết, khi nào nhắc lại một công lao Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đều không bao giờ quên được những người dân của vùng đường đi qua, người dân dọn nhà dọn cửa để cho ta mở đường, ngay cả người dân bản bên Lào cũng vậy mà bên Việt Nam cũng thế. Hay là nói đến lực lượng đóng góp lên đường Hồ Chí Minh huyền thoại, như công binh, bộ binh rồi pháo binh nhưng không bao giờ bác quên được thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, ngay cả những người làm báo, những người văn nghệ sĩ. Bác không thể quên được tất cả mọi thứ. Đường Trường Sơn là một công trình vĩ đại, là một thành quả của cả dân tộc mà từng con người từng người dân bình thường đóng góp vào đó.
Được tin tưởng đưa vào làm tư lệnh, việc đầu tiên là bác đi thị sát một vòng thực trạng chiến trường, bác đã nói là chúng ta phải thay đổi, chúng ta không thể phòng tránh một cách tiêu cực bị động như thế này. Mà tư tưởng của chúng ta là tiến công, vận tải cơ giới, “đánh địch mà đi mở đường mà tiến”, chứ không thể để ở cái thế phòng ngự, bị động như thế. Và chỉ có qua một mùa vận tải tiếp sau đó thì chúng ta thay đổi đảo ngược lại toàn bộ thế trận Trường Sơn. Bác là người đề xuất tổ chức hai sư đoàn vận tải ô tô, các bạn biết trong chiến tranh thế giới thì tổ chức sư đoàn vận tải ô tô là chưa có tiền lệ. Sau này có người nói nếu như không có lực lượng cơ động vận tải ô tô đó thì mình không thể đưa thế trận thần tốc lên hàng đầu mà tư tưởng chỉ đạo năm 1975. Cho nên là từ những ý tưởng quân sự chiến lược của bác Nguyên là vô cùng sắc sảo và thể hiện được tính hiệu quả cao trong chiến tranh.
Thực hiện : Phan Xanh Hải Linh Trương Tùng