Cường kích cơ A-10 của Mỹ và 48 năm dựng lên huyền thoại 'sống dai'

Ít ai biết cường kích cơ A-10 Thunderbolt II của Mỹ được ra đời sau khi quân đội nước này rút kinh nghiệm từ Chiến tranh Việt Nam và cảm thấy cần thiết một loại máy bay chuyên hỗ trợ hỏa lực mặt đất.

Bắt đầu từ năm 1972, quân đội Mỹ nhận thấy lực lượng này cần một loại cường kích cơ chuyên phục vụ mục đích tấn công mặt đất. Những kinh nghiệm này được Mỹ đúc rút từ sau Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.

Bắt đầu từ năm 1972, quân đội Mỹ nhận thấy lực lượng này cần một loại cường kích cơ chuyên phục vụ mục đích tấn công mặt đất. Những kinh nghiệm này được Mỹ đúc rút từ sau Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cụ thể, Không quân Mỹ khi đó chỉ có ba lựa chọn cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Đầu tiên là F-4 Phantom, tiếp đó là F-111 và cuối cùng là A-1 Skyraider. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cụ thể, Không quân Mỹ khi đó chỉ có ba lựa chọn cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Đầu tiên là F-4 Phantom, tiếp đó là F-111 và cuối cùng là A-1 Skyraider. Nguồn ảnh: Pinterest.

Với chiến đấu cơ F-4 Phantom và F-111, các loại chiến đấu cơ được thiết kế để không chiến này có khả năng tiếp cận và tấn công mục tiêu mặt đất rất kém, dễ bị bắn gục bởi hỏa lực cá nhân khi bay ở độ cao thấp. Còn với A-1 Skyraider, đây vốn dĩ là loại cường kích ra đời từ thập niên 40 nên cũng không còn là sự lựa chọn tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.

Với chiến đấu cơ F-4 Phantom và F-111, các loại chiến đấu cơ được thiết kế để không chiến này có khả năng tiếp cận và tấn công mục tiêu mặt đất rất kém, dễ bị bắn gục bởi hỏa lực cá nhân khi bay ở độ cao thấp. Còn với A-1 Skyraider, đây vốn dĩ là loại cường kích ra đời từ thập niên 40 nên cũng không còn là sự lựa chọn tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.

A-10 Thunderbolt II ra đời để lấp vào vị trí còn trống trong tác chiến không đối đất của không quân Mỹ, khắc phục được hoàn toàn những điểm yếu của F-4, F-111 khi tham gia cường kích. Nguồn ảnh: Pinterest.

A-10 Thunderbolt II ra đời để lấp vào vị trí còn trống trong tác chiến không đối đất của không quân Mỹ, khắc phục được hoàn toàn những điểm yếu của F-4, F-111 khi tham gia cường kích. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cụ thể, A-10 Thunderbolt II được thiết kế để chịu đựng hỏa lực mặt đất với phần động cơ và khoang lái được bọc giáp tốt. Đây là điều tối quan trọng vì muốn tấn công chính xác, máy bay phải bay càng gần mặt đất càng tốt. Tuy nhiên bay càng thấp, máy bay càng dễ bị vũ khí bộ binh tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cụ thể, A-10 Thunderbolt II được thiết kế để chịu đựng hỏa lực mặt đất với phần động cơ và khoang lái được bọc giáp tốt. Đây là điều tối quan trọng vì muốn tấn công chính xác, máy bay phải bay càng gần mặt đất càng tốt. Tuy nhiên bay càng thấp, máy bay càng dễ bị vũ khí bộ binh tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.

Một điểm nữa để có thể tăng được khả năng tấn công chính xác mục tiêu đó là máy bay phải có tốc độ bay càng chậm càng tốt. Sải cánh rộng của A-10 cho phép nó bay được với tốc độ tối thiểu chỉ 220 km/h - đủ chậm để tấn công mục tiêu mặt đất một cách chính xác nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.

Một điểm nữa để có thể tăng được khả năng tấn công chính xác mục tiêu đó là máy bay phải có tốc độ bay càng chậm càng tốt. Sải cánh rộng của A-10 cho phép nó bay được với tốc độ tối thiểu chỉ 220 km/h - đủ chậm để tấn công mục tiêu mặt đất một cách chính xác nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.

Chính những đặc điểm thiết kế có phần thực dụng và cực kỳ quan trọng kể trên đã biến A-10 Thunderbolt thành cường kích cơ quan trọng bậc nhất của không quân Mỹ sau này, đáp ứng được gần như mọi nhu cầu tham chiến không đối đất của các lực lượng lục quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Chính những đặc điểm thiết kế có phần thực dụng và cực kỳ quan trọng kể trên đã biến A-10 Thunderbolt thành cường kích cơ quan trọng bậc nhất của không quân Mỹ sau này, đáp ứng được gần như mọi nhu cầu tham chiến không đối đất của các lực lượng lục quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Loại cường kích này cũng có khả năng mang theo tên lửa không đối không để tự vệ trước phản lực hoặc trực thăng đối phương. Khả năng mang vũ khí của A-10 tối đa có thể lên tới 7,2 tấn các loại dưới 11 giá treo. Nguồn ảnh: Pinterest.

Loại cường kích này cũng có khả năng mang theo tên lửa không đối không để tự vệ trước phản lực hoặc trực thăng đối phương. Khả năng mang vũ khí của A-10 tối đa có thể lên tới 7,2 tấn các loại dưới 11 giá treo. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong tương lai, Mỹ sẽ tiếp tục nâng cấp và sử dụng cường kích cơ A-10 Thunderbolt cho nhiệm vụ cường kích thêm hàng chục năm nữa - trước khi F-35 có đủ khả năng để tiếp quản nhiệm vụ của loại cường kích cơ này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong tương lai, Mỹ sẽ tiếp tục nâng cấp và sử dụng cường kích cơ A-10 Thunderbolt cho nhiệm vụ cường kích thêm hàng chục năm nữa - trước khi F-35 có đủ khả năng để tiếp quản nhiệm vụ của loại cường kích cơ này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Video Cận cảnh cường kích cơ A-10 với hỏa lực đủ để làm tê liệt xe tăng đối phương.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/cuong-kich-co-a-10-cua-my-va-48-nam-dung-len-huyen-thoai-song-dai-1383227.html