Cường kích Su-25 Nga sống sót sau khi bị tên lửa Stinger Ukraine bắn nát đuôi

Cường kích Su-25 Nga đã chứng tỏ sức sống đáng nể khi vẫn bay về được căn cứ dù trúng tên lửa Stinger Ukraine.

Tên lửa Stinger Ukraine đã chứng tỏ năng lực tác chiến rất đáng nể khi bắn hạ một số máy bay đối phương. Tuy nhiên vẫn có một cường kích Su-25 Nga gặp may khi lết được về căn cứ bất chấp bị hư hỏng nặng.

Tên lửa Stinger Ukraine đã chứng tỏ năng lực tác chiến rất đáng nể khi bắn hạ một số máy bay đối phương. Tuy nhiên vẫn có một cường kích Su-25 Nga gặp may khi lết được về căn cứ bất chấp bị hư hỏng nặng.

Các quốc gia phương Tây đã giúp cho Lực lượng vũ trang Ukraine kiểm soát tốt hơn bầu trời của mình trước chiến đấu cơ Nga, thông qua việc viện trợ nhiều hệ thống tên lửa phòng không di động FIM-92 Stinger.

Các quốc gia phương Tây đã giúp cho Lực lượng vũ trang Ukraine kiểm soát tốt hơn bầu trời của mình trước chiến đấu cơ Nga, thông qua việc viện trợ nhiều hệ thống tên lửa phòng không di động FIM-92 Stinger.

Vũ khí trên chắc chắn gây nguy hiểm cho Hàng không lục quân thuộc Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga, đặc biệt khi các máy bay trực thăng chiến đấu và cường kích tấn công mặt đất hoạt động ở độ cao thấp.

Vũ khí trên chắc chắn gây nguy hiểm cho Hàng không lục quân thuộc Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga, đặc biệt khi các máy bay trực thăng chiến đấu và cường kích tấn công mặt đất hoạt động ở độ cao thấp.

Tuy nhiên không phải tất cả các vụ phóng từ tên lửa đều dẫn đến kết quả mong muốn cho Quân đội Ukraine. Hầu hết trực thăng tấn công Ka-52 Nga tham chiến đều được trang bị hệ thống phòng vệ L-370V52 Vitebsk. Điều này cho phép giảm đáng kể tổn thất về thiết bị bay .

Tuy nhiên không phải tất cả các vụ phóng từ tên lửa đều dẫn đến kết quả mong muốn cho Quân đội Ukraine. Hầu hết trực thăng tấn công Ka-52 Nga tham chiến đều được trang bị hệ thống phòng vệ L-370V52 Vitebsk. Điều này cho phép giảm đáng kể tổn thất về thiết bị bay .

Cường kích tầm thấp Su-25SM3 cũng được trang bị hệ thống phòng thủ Vitebsk-25 để chống lại tên lửa có radar và đầu dẫn hồng ngoại nhằm vào máy bay. Tổ hợp trên cho phép đối phó với 2 tên lửa do đối phương bắn ra cùng lúc.

Cường kích tầm thấp Su-25SM3 cũng được trang bị hệ thống phòng thủ Vitebsk-25 để chống lại tên lửa có radar và đầu dẫn hồng ngoại nhằm vào máy bay. Tổ hợp trên cho phép đối phó với 2 tên lửa do đối phương bắn ra cùng lúc.

Tuy nhiên không phải tất cả mọi máy bay cường kích của Nga đều được trang bị hệ thống phòng vệ này và có chiếc vẫn bị tên lửa FIM-92 Stinger bắn rơi, điều này đặt ra nhiều thắc mắc về tính năng của chúng.

Tuy nhiên không phải tất cả mọi máy bay cường kích của Nga đều được trang bị hệ thống phòng vệ này và có chiếc vẫn bị tên lửa FIM-92 Stinger bắn rơi, điều này đặt ra nhiều thắc mắc về tính năng của chúng.

Nhưng vấn đề đáng nói nữa là ngay cả khi không có hệ thống phòng vệ chủ động và bị trúng tên lửa phòng không vác vai, máy bay vẫn có thể quay trở lại sân bay bất chấp bị hư hỏng một cách nặng nề.

Nhưng vấn đề đáng nói nữa là ngay cả khi không có hệ thống phòng vệ chủ động và bị trúng tên lửa phòng không vác vai, máy bay vẫn có thể quay trở lại sân bay bất chấp bị hư hỏng một cách nặng nề.

Bộ Quốc phòng Nga đã công bố bức ảnh cho thấy một trong những chiếc máy bay Su-25 bị hư hỏng khá nghiêm trọng ở phần đuôi cũng như động cơ. Tuy nhiên các phi công đã có thể trở về sân bay và hạ cánh thành công.

Bộ Quốc phòng Nga đã công bố bức ảnh cho thấy một trong những chiếc máy bay Su-25 bị hư hỏng khá nghiêm trọng ở phần đuôi cũng như động cơ. Tuy nhiên các phi công đã có thể trở về sân bay và hạ cánh thành công.

Thực ra việc cường kích Su-25 bị trúng tên lửa phòng không vác vai Stinger nhưng vẫn có thể quay về căn cứ không phải là điều giờ mới có. Trên chiến trường Afghanistan, nhiều chiếc Su-25 của Liên Xô từng lập được kỳ tích trên.

Thực ra việc cường kích Su-25 bị trúng tên lửa phòng không vác vai Stinger nhưng vẫn có thể quay về căn cứ không phải là điều giờ mới có. Trên chiến trường Afghanistan, nhiều chiếc Su-25 của Liên Xô từng lập được kỳ tích trên.

Nguyên nhân nằm ở chỗ các kỹ sư khi thiết kế loại máy bay cường kích tầm thấp nói trên đã tính đến mọi rủi ro mà nó có thể gặp phải, khi thường xuyên "phơi mình" trước hỏa lực phòng không đối phương.

Nguyên nhân nằm ở chỗ các kỹ sư khi thiết kế loại máy bay cường kích tầm thấp nói trên đã tính đến mọi rủi ro mà nó có thể gặp phải, khi thường xuyên "phơi mình" trước hỏa lực phòng không đối phương.

Bởi vậy ngoài việc được bọc giáp những vị trí trọng yếu,l thì Su-25 được thiết kế hai động cơ cách xa nhau, bộ phận bơm nhiên liệu cũng như máy chính cách xa cửa xả làm tăng đáng kể khả năng sinh tồn của nó.

Bởi vậy ngoài việc được bọc giáp những vị trí trọng yếu,l thì Su-25 được thiết kế hai động cơ cách xa nhau, bộ phận bơm nhiên liệu cũng như máy chính cách xa cửa xả làm tăng đáng kể khả năng sinh tồn của nó.

Trong trường hợp tên lửa phòng không mang đầu tự dẫn hồng ngoại bắt được tín hiệu nhiệt và lao trúng nhưng chỉ nổ ở phần cuối ống xả thì máy bay vẫn đủ khả năng lết về căn cứ chứ không rơi ngay.

Trong trường hợp tên lửa phòng không mang đầu tự dẫn hồng ngoại bắt được tín hiệu nhiệt và lao trúng nhưng chỉ nổ ở phần cuối ống xả thì máy bay vẫn đủ khả năng lết về căn cứ chứ không rơi ngay.

Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế khác đó là chiếc Su-25 trên đã gặp may mắn lớn khi tên lửa Stinger của Ukraine không đánh trúng chỗ hiểm.

Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế khác đó là chiếc Su-25 trên đã gặp may mắn lớn khi tên lửa Stinger của Ukraine không đánh trúng chỗ hiểm.

Thực tế chiến trường cho thấy một số chiếc Su-25 khác bị bắn rơi tại chỗ, phi công không có một cơ hội nào để đưa máy bay trở về.

Thực tế chiến trường cho thấy một số chiếc Su-25 khác bị bắn rơi tại chỗ, phi công không có một cơ hội nào để đưa máy bay trở về.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/cuong-kich-su-25-nga-song-sot-sau-khi-bi-ten-lua-stinger-ukraine-ban-nat-duoi-post498447.antd