Lực lượng Hải quân Trung Quốc hiện được coi là nhân tố chính có khả năng vô hiệu hóa quyền kiểm soát của Mỹ đối với khu vực Tây Thái Bình Dương. Thật vậy, ngày nay Trung Quốc đang chứng tỏ, họ không chỉ có khả năng đóng tàu, mà còn sử dụng chúng một cách thành thạo.
Ngoài ra, những gì được biết về các chương trình của Hải quân PLA, trong việc trang bị cho hạm đội, máy bay và nhiều loại vũ khí khác nhau…; tất cả những điều này đều gây căng thẳng cho tình hình khu vực và châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Mặc dù Mỹ chưa đánh gục được đối thủ của mình, nhưng họ tin rằng, Trung Quốc còn rất nhiều vấn đề và điểm yếu trong tổ chức hải quân mà Mỹ có thể khai thác. Tuy nhiên các chuyên gia Mỹ cũng thừa nhận, Trung Quốc đang thực hiện những bước rất lớn để loại bỏ họ.
Tính đến hiện nay, hải quân Trung Quốc có sức mạnh vượt trội so với hạm đội Mỹ. Vào đầu năm nay, hải quân PLA sở hữu 333 tàu chiến, trong khi Mỹ có 296 chiếc; nhưng tàu chiến của Mỹ có chất lượng cao hơn.
Theo ước tính đến năm 2025, Hải quân Trung Quốc sẽ có 400 tàu chiến và đến năm 2030 là 425 (đây chỉ là số tàu nổi, không tính tàu ngầm). Tuy nhiên, các tàu tuần tra, tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ bảo vệ lãnh hải của Trung Quốc là quá đủ, để gây khó khăn cho Hải quân Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Sức mạnh chủ lực của Hải quân Mỹ là các tàu tuần dương tên lửa và tàu khu trục, được hỗ trợ bởi tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân; và tất cả những vũ khí mạnh nhất của Hải quân Mỹ đã tập trung tại vùng biển Thái Bình Dương. Và may mắn cho Mỹ, là hiện không có ai gây chiến ở Đại Tây Dương.
Nhiệm vụ chính của Mỹ hiện nay là cân bằng lực lượng trong một khu vực căng thẳng như Thái Bình Dương. Đây là một nhiệm vụ khó khăn nhưng vẫn phải thực hiện, bởi vì hải quân Trung Quốc đang tích cực phát triển đội tàu mới; chính Mỹ cũng phải thừa nhận, phần lớn những tàu chiến do Trung Quốc mới hạ thủy gần đây, gần tương đương với các tàu chiến của Mỹ.
Vì vậy các căn cứ ở Thái Bình Dương của hải quân Mỹ sẽ phải căng mình chống lại sự bành trướng của Trung Quốc; nhưng rất may cho Mỹ là khu vực Thái Bình Dương, Trung Quốc có nhiều quốc gia đối địch như Nhật Bản, Ấn Độ và một số quốc gia xung đột với quyền lợi của Trung Quốc.
Mặc dù Mỹ không thể hoàn toàn dựa vào lực lượng của các đồng minh trong khu vực, ngay cả khi họ gánh trách nhiệm cùng với Mỹ về đối phó với Trung Quốc; nhưng đó cũng là sự san sẻ phần nào, mà Trung Quốc không thể có được như Mỹ.
Nếu chỉ so sánh đơn thuần về số lượng của tàu Trung Quốc và tàu Mỹ là không hoàn toàn đúng, mà còn phải xem xét tải trọng của tàu chiến; nhưng mấu chốt chính là số lượng tàu tấn công, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ tác chiến trong khu vực và khả năng của các căn cứ hỗ trợ, sửa chữa và bảo đảm hậu cần cho các tàu này.
Hiện nay Hải quân Mỹ có 22 chiếc tàu tuần dương lớp Ticonderoga, nhưng 10 chiếc sẽ phải loại biên trong 6 năm tới. Những chiếc tàu mới nhất của lớp này được đưa vào biên chế từ năm 1993, và cũ nhất là năm 1983.
Và nếu so sánh tàu chiến lớp Ticonderoga và tàu khu trục cùng loại thuộc lớp Type 055 của Trung Quốc, rất khó để nói ai sẽ thắng. Những nhà cái sẽ đặt cược vào tàu chiến Trung Quốc, khi nó vừa mới hơn, vừa lớn hơn về lượng giãn nước và sở hữu nhiều vũ khí tiến công hơn tàu chiến của Mỹ.
Tuy nhiên Mỹ lại có đồng minh Nhật Bản, hiện tại Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản sở hữu các tàu khu trục lớp Atago, mặc dù đây là tàu chiến giống lớp Arleigh Burke của Mỹ, nhưng trang bị nhiều khí tài hiện đại do Nhật Bản phát triển.
Như vậy trong mọi trường hợp, có ba quốc gia muốn kiểm soát, nếu không phải là toàn bộ khu vực Thái Bình Dương, thì cũng chiếm phần lớn. Và hai trong số ba quốc gia nằm trong phần này nằm ở châu Á, đó là Nhật Bản và Trung Quốc.
Hải quân Nhật Bản không hề thua kém Trung Quốc về tính năng động và sẽ sớm sở hữu tàu sân bay; mặc dù không phải là một sân bay truyền thống, nhưng chúng được chuyển đổi từ các tàu sân bay trực thăng mới nhất (hạ thủy năm 2015 và 2017). Cộng với 2 tàu khu trục và 11 tàu ngầm trong 10 năm qua.
Trong 10 năm qua, Mỹ chỉ hạ thủy được 1 tàu sân bay, 12 tàu khu trục (trong đó có 3 tàu chiến lớp Zumwalt), 14 tàu ngầm hạt nhân. Còn Trung Quốc trong 10 năm qua đã hạ thủy 20 tàu khu trục các loại, 2 tàu sân bay, 3 tàu ngầm, 26 khinh hạm và 63 tàu hộ tống.
Để so sánh, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga (cũng là một quốc gia cạnh tranh) trong 10 năm qua, được bổ sung chỉ là 3 tàu hộ tống, 2 tàu ngầm hạt nhân thuộc dự án Borey, 2 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo. Một số tàu chiến đang được đóng, nhưng tiến độ rất chậm.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thực sự không “cùng đẳng cấp” với hải quân Mỹ, Nhật và Trung Quốc; Nga có quá ít tàu chiến hiện đại và số tàu từ thời Liên Xô đã quá cũ cho những tham vọng mới; Nga không còn có thể được coi là một bên tham gia chính trị chính thức trên bàn cờ Thái Bình Dương.
Đó là lý do tại sao người Mỹ lại thực hiện chiến lược “xoay trục” sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương; mục đích chính là để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc, và Washington nhận thức rõ điều này. Và ở Bắc Kinh cũng vậy, đó là lý do tại sao Trung Quốc tiếp tục đầu tư xây dựng lực lượng hải quân của họ.
Như vậy trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện có nhiều lực lượng hải quân, nhưng thế “chân vạc” thực sự thuộc về ba cường quốc là Mỹ - Trung Quốc và Nhật Bản; trong đó Mỹ và Nhật Bản nắm thế “thiên thời và nhân hòa”, còn Trung Quốc tạm nắm thế “địa lợi”. Và với lợi thế hơn hẳn, Mỹ thực sự mạnh nhất, nhưng họ cũng phải dè chừng sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiến Minh