"Mỹ và các đồng minh châu Âu sẽ phải đối mặt với hậu quả vô cùng thảm khốc nếu tiếp tục kéo dài cuộc xung đột tại Ukraine và tham gia vào cuộc chiến chống Nga", nhà phân tích tài chính người Mỹ, cựu cố vấn CIA James Rickards đưa ra quan điểm cá nhân trên tờ Daily Reckoning.
Sáu tháng đã trôi qua kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Ukraine, và trong thời gian này, sự chú ý của công chúng Mỹ đối với những gì đang xảy ra ở Đông Âu đã suy yếu đáng kể khi họ phải xoay sở để thích ứng với lạm phát do giá năng lượng tăng cao.
Theo chuyên gia James Rickards, còn quá sớm để các nhà chính sách có thể nới lỏng những bước đi cứng rắn của mình khi hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng vẫn chưa đến.
“Sự tập trung đang yếu đi. Người Mỹ đã điều chỉnh để giảm giá năng lượng và sự tự mãn đang ngự trị. Nhưng đây là một sai lầm rất lớn. Trên thực tế, hậu quả kinh tế tồi tệ nhất vẫn chưa đến", tác giả tin tưởng.
Ông James Rickards cho rằng hậu quả của những gì đang xảy ra có thể nhìn thấy rõ ràng trong ví dụ về một quốc gia châu Âu đã thất bại hoàn toàn trong nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.
Trong bối cảnh đó khủng hoảng năng lượng, Đức không chỉ mở lại các nhà máy nhiệt điện than đã đóng cửa trước đây mà còn thực sự bắt đầu thu hoạch củi - thứ sẽ được sử dụng để sưởi ấm cho các ngôi nhà vào mùa đông tới.
Cách đây một thời gian, các nhà chức trách Đức thông báo rằng nước này đã lấp đầy 75% các cơ sở lưu trữ khí đốt, và thoạt nhìn, đây là một con số rất khả quan đối với Berlin.
Nhưng thực tế cho thấy điều khác, công suất lưu trữ khí đốt của Đức là 23,3 tỷ mét khối, chiếm khoảng 20% nhu cầu nhiên liệu xanh hàng năm của nước này. Do đó, Đức thực chất chỉ có 15% số năng lượng cần thiết.
“Đức đang đối diện với thực tế là thâm hụt 85% so với nhu cầu tiêu thụ năng lượng của mình và họ chỉ có thể vượt qua khủng hoảng bằng cách tiếp tục mua thêm khí đốt từ Nga”, cựu cố vấn CIA nêu rõ.
Đến lượt mình, Liên bang Nga không vội vàng đáp ứng nhu cầu khí đốt của Đức, họ cắt giảm nguồn cung cấp năng lượng cho Berlin một cách có phương pháp. Trước thực tế trên, rõ ràng Đức đang dần rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga của phương Tây, nhằm tước đoạt thu nhập của nước này trong ngành dầu khí cũng không có kết quả. Nga không gặp khó khăn gì khi định hướng lại xuất khẩu năng lượng của mình sang khu vực châu Á, sang Trung Quốc và Ấn Độ.
Kết quả là, Liên bang Nga tiếp tục kiếm được nhiều tiền từ việc bán nhiên liệu và không làm tổn hại đến nền kinh tế của chính mình, họ hoàn toàn có thể làm giảm nguồn cung cấp dầu và khí đốt cho các quốc gia Tây Âu.
“Người Đức sẽ mặc những chiếc áo len dày trong nhà và trong văn phòng. Đây là một tình trạng đáng buồn đối với một nền kinh tế lớn, nhưng đây là cách mọi thứ diễn ra khi các nhà tư tưởng nắm quyền”, cựu cố vấn CIA nói.
Chuyên gia này tin rằng những gì đang xảy ra với Đức là một bài học tốt cho Mỹ - quốc gia đã "thả lỏng" quá nhiều trong những tháng gần đây. Nếu Washington tiếp tục thi hành chính sách cứng rắn với Nga thì đối với người dân Mỹ, hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng vẫn chưa đến.
Bạch Dương