Đã 636 ngày không có bão ở nước ta: Lý do vì sao và dự báo sắp tới ra sao?

Tính đến hôm nay, 12/7, ở nước ta đã có một kỷ lục là 636 ngày liền không có bão (tức là không có bão đổ bộ). Kỷ lục này có thể là vì lý do gì, và dự báo tình hình bão sắp tới thế nào?

Hôm nay, 12/7, đánh dấu kỷ lục 636 ngày ở nước ta không có bão và số ngày kỷ lục này có lẽ sẽ còn tăng vì hiện tại trong khu vực không/ chưa có áp thấp nhiệt đới nào.

Cơn bão gần nhất đổ bộ Việt Nam là bão Sơn Ca (Sonca, ở nước ta còn gọi là bão số 5 năm 2022), hình thành ở Biển Đông và đổ bộ miền Trung nước ta vào ngày 15/10/2022, theo thông tin từ VTV Zoom Earth, NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ). Trong năm 2023, không một cơn bão nào đổ bộ vào đất liền Việt Nam - đây là điều rất hiếm có.

Không cơn bão nào đổ bộ đất liền nước ta trong mùa bão 2023 (có cơn bão đến lúc vào nước ta thì chỉ là áp thấp nhiệt đới). Ảnh: Wikipedia.

Không cơn bão nào đổ bộ đất liền nước ta trong mùa bão 2023 (có cơn bão đến lúc vào nước ta thì chỉ là áp thấp nhiệt đới). Ảnh: Wikipedia.

Việc không có bão đổ bộ vào nước ta trong cả mùa bão 2023 cũng có thể coi là sự ngẫu nhiên, và đó cũng là tính khó dự báo của thời tiết. Nhưng nhìn chung, mùa bão năm 2023 cũng được đánh giá là ít “sôi động” ở khu vực Đông Nam Á.

Còn trong mùa bão năm nay, cơn bão đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương là bão Ewiniar (ở Philippines gọi là bão Aghon) hình thành vào ngày 25/5, khiến 2024 là năm có hoạt động bão muộn thứ năm trong lịch sử ở khu vực này, theo Fox Weather.

Năm nay, nước ta ghi nhận bão số 1 (Maliksi) hình thành ở Biển Đông nhưng trên bản đồ quốc tế, Maliksi chỉ được gọi là áp thấp nhiệt đới. Nó cũng không đổ bộ nước ta. Ảnh: Zoom Earth, NASA.

Năm nay, nước ta ghi nhận bão số 1 (Maliksi) hình thành ở Biển Đông nhưng trên bản đồ quốc tế, Maliksi chỉ được gọi là áp thấp nhiệt đới. Nó cũng không đổ bộ nước ta. Ảnh: Zoom Earth, NASA.

Theo Tropical Storm Risk (TSR) - trang dữ liệu và dự báo các hoạt động bão hàng đầu thế giới, mùa bão năm nay tại Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ ở dưới mức trung bình, một phần do La Nina bắt đầu phát triển. TSR nhận định, La Nina dẫn tới việc gió từ phía Đông mạnh lên ở Tây Bắc Thái Bình Dương, mà gió này mạnh lên lại làm tăng độ đứt gió theo phương thẳng đứng cục bộ, tạo ra điều kiện môi trường không thuận lợi cho bão. Ít bão trong khu vực nên việc nước ta có chuỗi ngày kỷ lục không có bão cũng là điều có thể hiểu được.

Tất nhiên, việc tìm hiểu lý do của chuỗi ngày kỷ lục không có bão chỉ là để hiểu về thời tiết, khí hậu nói chung, chứ không quốc gia nào lại muốn có bão đổ bộ cả.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cuối tuần này vùng áp thấp ở Biển Đông có khả năng hình thành (và có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới).

Sáng nay, 12/7, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo có thể có áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông vào cuối tuần này.

Sáng nay, 12/7, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo có thể có áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông vào cuối tuần này.

Theo các trang khí tượng lớn, từ chiều Chủ Nhật đến thứ Ba tới (14 - 16/7), miền Bắc nước ta có mưa vừa đến mưa to diện rộng.

Thục Hân

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/da-636-ngay-khong-co-bao-o-nuoc-ta-ly-do-vi-sao-va-du-bao-sap-toi-ra-sao-post1654253.tpo