Đã đến lúc thay đổi cách nói chuyện để đừng gây ra thêm những vết thương lòng
Dù là thốt ra vì thói quen, trong lúc bực bội hay lúc đùa giỡn, những những câu nói tưởng chừng vô hại này có thể để lại dấu ấn tổn thương lâu dài.
"Bạn giỏi thật đấy, đặc biệt với tư cách là một người phụ nữ"

Nghe có vẻ khen nhưng thực ra câu nói này lại củng cố định kiến giới tính.
Tuy là lời khen nhưng câu nói này củng cố những định kiến giới tính độc hại, rằng năng lực có liên quan đến giới tính. Thay vào đó, hãy thừa nhận năng lực của một người và khen ngợi thẳng thắn: “Công việc của bạn trong dự án này thật xuất sắc!”. Với cách này, lời động viên của bạn sẽ khiến người nghe cảm thấy được tuyên dương trọn vẹn.
"Đừng nhạy cảm quá!"

Câu này chỉ làm cho người khác cảm thấy cảm xúc của họ không quan trọng.
Câu này bác bỏ cảm xúc của người khác và có thể khiến họ cảm thấy không được công nhận. Thay vì khuyến khích giao tiếp cởi mở, nói ra cảm xúc thật, thì câu này sẽ ngăn chặn người khác chia sẻ cảm nhận thật của họ.
Nếu bạn muốn tử tế hơn, hãy nói: “Tôi không cố ý làm bạn khó chịu và đã không nhận ra điều đó làm bạn suy nghĩ như thế nào". Một câu nói nhỏ nhẹ và chân thành sẽ thay bạn thể hiện sự thấu hiểu và tôn trọng người khác.
“Tôi chỉ đùa thôi mà, bạn không hài hước gì cả”

Nếu ai đó không vui với câu đùa của bạn, hãy lịch sự xin lỗi.
Nói câu này là đang đổ lỗi cho người khác và làm giảm giá trị cảm xúc của họ, thường dùng để chống chế sau một bình luận gây tổn thương. Nó không chỉ bác bỏ cảm xúc của người khác, mà còn khiến họ cảm thấy có lỗi vì đã tổn thương. Nếu ai đó không vui với câu đùa của bạn, hãy lịch sự nói rằng "Tôi không cố tình làm bạn buồn, đó không phải là ý định ban đầu của tôi. Nếu câu đùa đó không vui thì cho tôi xin lỗi nhé". Đây là lời nói thể hiện trách nhiệm và sự đồng cảm.