Đã miễn, giảm, gia hạn gần 90 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, trong tháng 8, cơ quan Thuế, Hải quan tiếp tục triển khai các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn ước tính đến hết tháng 8 khoảng 89,8 nghìn tỷ đồng.

Giảm thuế giá trị gia tăng, ngân sách giảm thu 12 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, trong tháng 8, cơ quan Thuế, Hải quan tiếp tục triển khai các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn ước tính đến hết tháng 8 là khoảng 89,8 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Tư liệu minh họa.

Tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn ước tính đến hết tháng 8 là khoảng 89,8 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Tư liệu minh họa.

Tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn ước tính đến hết tháng 8 khoảng 89,8 nghìn tỷ đồng, trong đó, số tiền miễn, giảm khoảng 60,9 nghìn tỷ đồng và gia hạn khoảng 28,9 nghìn tỷ đồng.

Trong số tiền miễn, giảm khoảng 60,9 nghìn tỷ đồng, có các chính sách miễn, giảm ban hành và triển khai trong năm 2023 tiếp tục có hiệu lực trong năm 2024 làm giảm thu khoảng 8,7 nghìn tỷ đồng; các chính sách được ban hành và có hiệu lực trong năm 2024 giảm thu khoảng 52,2 nghìn tỷ đồng.

Tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn ước tính đến hết tháng 8 khoảng 89,8 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền miễn, giảm khoảng 60,9 nghìn tỷ đồng và gia hạn khoảng 28,9 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh chi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, theo Bộ Tài chính, ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng 9,8 nghìn tỷ đồng để bổ sung kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và hỗ trợ cho các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, đột xuất, cấp bách; kinh phí phòng, chống dịch bệnh và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh.

Phân tích các nguồn thu và nhiệm vụ chi trong thời gian qua cho thấy, có tăng, có giảm tùy từng lĩnh vực, trong đó, việc giảm thuế đã tác động tới ngân sách nhà nước (NSNN) một số địa phương.

Qua thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tính đến 15/8 đạt 473,3 tỷ USD, riêng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa có thuế tăng 16,9% so cùng kỳ, trong đó các mặt hàng có đóng góp số thu lớn cho ngân sách tăng mạnh, tác động làm tăng nguồn thu NSNN trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, thực hiện chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) một số mặt hàng theo Nghị định số 94/2023/NĐ-CP ngày 28/12/2023 và Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ, có tác động làm giảm số thu thuế GTGT 8 tháng đầu năm khoảng 12 nghìn tỷ đồng.

Tăng cường thanh kiểm tra, chống thất thu ngân sách

Để có nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chi trong dự toán và chi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đồng thời góp phần thu đúng, thu đủ vào NSNN, cơ quan thuế, hải quan tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, trong đó tăng cường thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ thuế.

Thanh kiểm tra thuế đã kiến nghị xử lý tài chính khoảng 30,9 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Tư liệu.

Thanh kiểm tra thuế đã kiến nghị xử lý tài chính khoảng 30,9 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Tư liệu.

Tính đến ngày 15/8, cơ quan Thuế đã thực hiện 34,8 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 365,3 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp. Qua đó, kiến nghị xử lý tài chính khoảng 30,9 nghìn tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu nộp NSNN khoảng 9 nghìn tỷ đồng (đã nộp vào ngân sách khoảng 6,3 nghìn tỷ đồng), giảm khấu trừ và giảm lỗ gần 21,9 nghìn tỷ đồng. Đôn đốc thu hồi và xử lý nợ đọng thuế ước đến hết tháng 8 đạt khoảng 53,8 nghìn tỷ đồng (tổng nợ thuế nội địa ước tính đến ngày 31/8/2024 khoảng 206 nghìn tỷ đồng, tăng 21,1% so với thời điểm 31/12/2023).

Cơ quan Hải quan đã thực hiện 1.109 cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý thu vào NSNN 290,5 tỷ đồng; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bắt giữ 9,8 nghìn vụ vi phạm với giá trị hàng hóa 18,4 nghìn tỷ đồng, xử lý thu vào NSNN 413 tỷ đồng.

Cùng với công tác thanh, kiểm tra, cơ quan thuế, hải quan tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế, kiểm soát chặt chẽ tình hình kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, tăng cường tuyên truyền, giải đáp vướng mắc cho người nộp thuế.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, hiện đại công tác thu thuế, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử.

Báo cáo của Tổng cục Thuế cho thấy, đến nay 100% các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng. 79,4 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đã triển khai phát hành hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với số lượng hóa đơn điện tử được phát hành là hơn 758,1 triệu hóa đơn. Toàn bộ 9,4 nghìn cơ sở kinh doanh vàng đã áp dụng hóa đơn điện tử có kết nối với cơ quan thuế.

Được biết, thời gian tới, cơ quan thuế tiếp tục tập trung kiểm tra, rà soát số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, số lượng doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động, đảm bảo đưa vào quản lý thuế đối với 100% doanh nghiệp có kinh doanh; đẩy mạnh công tác quản lý, khai thác tăng thu từ các nguồn thu còn dư địa, tiềm năng, như: kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử, chuyển nhượng bất động sản, kinh doanh theo chuỗi; tăng cường kiểm soát công tác hoàn thuế GTGT, đảm bảo hoàn thuế đúng quy định của pháp luật./.

Kiến nghị xử lý tài chính khoảng 30,9 nghìn tỷ đồng

Tính đến ngày 15/8, cơ quan Thuế đã thực hiện 34,8 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 365,3 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp. Qua đó, kiến nghị xử lý tài chính khoảng 30,9 nghìn tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu nộp NSNN khoảng 9 nghìn tỷ đồng (đã nộp vào ngân sách khoảng 6,3 nghìn tỷ đồng), giảm khấu trừ và giảm lỗ gần 21,9 nghìn tỷ đồng.

Minh Anh

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/da-mien-giam-gia-han-gan-90-nghin-ty-dong-158532.html