Đà Nẵng: Học sinh tái hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ

Lấy cảm hứng từ 'Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975', các em học sinh tại TP. Đà Nẵng đã thiết kế robot, vượt chướng ngại tiến vào 'Dinh Độc Lập'.

 Sáng 25/3, tại thành phố Đà Nẵng diễn ra ngày hội Khoa học Công nghệ (Techday 2023) do trường tiểu học & Trung học cơ sở FPT Đà Nẵng tổ chức thu hút gần 2.000 học sinh và phụ huynh tham gia.Chương trình Techday 2023 bao gồm 04 phần: Trải nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ, chung kết cuộc thi Stempetition, chung kết cuộc thi Robotics và đấu giá từ thiện. Đây là sân chơi mới giúp học sinh thêm yêu lịch sử nước nhà qua việc ứng dụng kiến thức công nghệ của môn học vào thực tế.

Sáng 25/3, tại thành phố Đà Nẵng diễn ra ngày hội Khoa học Công nghệ (Techday 2023) do trường tiểu học & Trung học cơ sở FPT Đà Nẵng tổ chức thu hút gần 2.000 học sinh và phụ huynh tham gia.Chương trình Techday 2023 bao gồm 04 phần: Trải nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ, chung kết cuộc thi Stempetition, chung kết cuộc thi Robotics và đấu giá từ thiện. Đây là sân chơi mới giúp học sinh thêm yêu lịch sử nước nhà qua việc ứng dụng kiến thức công nghệ của môn học vào thực tế.

 Đáng chú ý, vòng Chung kết Robotics cấp trường với 06 đội thi tham gia đến từ Câu lạc bộ Robot VEX IQ. Sân thi đấu robot mô phỏng lại 3 chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Mỗi trận đấu sẽ có 2 đội thi cùng phối hợp tác chiến để tiêu diệt các cứ điểm và tiến về Dinh Độc Lập. Thời gian thi đấu: 03 phút 04 giây mang ý nghĩa là ngày 30/4/1975.Các đội thi sẽ thi đấu vòng tròn để chọn ra các đội có điểm số cao nhất và các giải phụ.

Đáng chú ý, vòng Chung kết Robotics cấp trường với 06 đội thi tham gia đến từ Câu lạc bộ Robot VEX IQ. Sân thi đấu robot mô phỏng lại 3 chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Mỗi trận đấu sẽ có 2 đội thi cùng phối hợp tác chiến để tiêu diệt các cứ điểm và tiến về Dinh Độc Lập. Thời gian thi đấu: 03 phút 04 giây mang ý nghĩa là ngày 30/4/1975.Các đội thi sẽ thi đấu vòng tròn để chọn ra các đội có điểm số cao nhất và các giải phụ.

Sau khi xuất phát, các robot phải vượt chướng ngại vật bằng cách bắn đổ các cứ điểm địch tại các điểm gắn với các địa danh trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phan Rang, Xuân Lộc, Củ Chi...

Sau khi xuất phát, các robot phải vượt chướng ngại vật bằng cách bắn đổ các cứ điểm địch tại các điểm gắn với các địa danh trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phan Rang, Xuân Lộc, Củ Chi...

Vượt qua các đèo như đèo Hải Vân, đèo An Khê, đèo Phượng Hoàng

Vượt qua các đèo như đèo Hải Vân, đèo An Khê, đèo Phượng Hoàng

Sau khi vượt qua các chướng ngại vật, các xe tăng sẽ tiến về điểm cuối: Cánh cổng Dinh Độc Lập

Sau khi vượt qua các chướng ngại vật, các xe tăng sẽ tiến về điểm cuối: Cánh cổng Dinh Độc Lập

Xô đổ cánh cổng

Xô đổ cánh cổng

Tiến vào Dinh Độc lập

Tiến vào Dinh Độc lập

Leo lên trên Dinh Độc Lập, đánh dấu thắng lợi của cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975

Leo lên trên Dinh Độc Lập, đánh dấu thắng lợi của cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975

Em Nguyễn Hà Phương (Học sinh lớp 7A5, trường trường tiểu học & Trung học cơ sở FPT Đà Nẵng) cho biết để tham gia cuộc thi em cùng với các đồng đội trong nhóm đã dành khoảng 1 tuần để lên ý tưởng, thiết kế mô hình, lập trình code, lắp ráp, thử nghiệm và tập điều khiển. “Khi tham gia cuộc thi này em vừa áp dụng được kiến thức công nghệ mà mình yêu thích, vừa được hiểu hơn về lịch sử”, Hà Phương nói và cho biết, trước đây em đã có nghe về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 nhưng chưa hiểu rõ. “Qua cuộc thi này em có thể nắm được các dấu mốc, địa điểm, các chiến dịch trong cuộc tổng tiến công này rất dễ dàng. Em thấy môn lịch sử không còn khô khan nữa và hào hứng hơn, các kiến thức cũng nhớ lâu hơn”, Hà Phương chia sẻ và mong muốn sẽ tiếp tục được học lịch sử kết hợp với công nghệ để các kiến thức dễ đi vào thực tiễn hơn.

Em Nguyễn Hà Phương (Học sinh lớp 7A5, trường trường tiểu học & Trung học cơ sở FPT Đà Nẵng) cho biết để tham gia cuộc thi em cùng với các đồng đội trong nhóm đã dành khoảng 1 tuần để lên ý tưởng, thiết kế mô hình, lập trình code, lắp ráp, thử nghiệm và tập điều khiển. “Khi tham gia cuộc thi này em vừa áp dụng được kiến thức công nghệ mà mình yêu thích, vừa được hiểu hơn về lịch sử”, Hà Phương nói và cho biết, trước đây em đã có nghe về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 nhưng chưa hiểu rõ. “Qua cuộc thi này em có thể nắm được các dấu mốc, địa điểm, các chiến dịch trong cuộc tổng tiến công này rất dễ dàng. Em thấy môn lịch sử không còn khô khan nữa và hào hứng hơn, các kiến thức cũng nhớ lâu hơn”, Hà Phương chia sẻ và mong muốn sẽ tiếp tục được học lịch sử kết hợp với công nghệ để các kiến thức dễ đi vào thực tiễn hơn.

Các robot hoàn toàn do các em học sinh yêu thích công nghệ lên ý tưởng, lập trình, lắp ráp và điều khiển

Các robot hoàn toàn do các em học sinh yêu thích công nghệ lên ý tưởng, lập trình, lắp ráp và điều khiển

Cuộc thi tái hiện trọn vẹn các chiến dịch lớn trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ

Cuộc thi tái hiện trọn vẹn các chiến dịch lớn trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ

 Ngoài khu vực thi chung kết Robotics, hàng nghìn học sinh đã được trải nghiệm khoa học công nghệ gắn liền với các chiến dịch quan trọng trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

Ngoài khu vực thi chung kết Robotics, hàng nghìn học sinh đã được trải nghiệm khoa học công nghệ gắn liền với các chiến dịch quan trọng trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

Theo đó, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 được tái hiện qua 8 trạm trải nghiệm tương ứng gắn với các chiến dịch, địa danh lịch sử, gồm: Chiến dịch Tây Nguyên, huyền thoại Trường Sơn – Con đường “gùi đạn” Trường Sơn lịch sử, chiến dịch Huế - Đà Nẵng; “lá chắn thép” Phan Rang; “Tử chiến” Xuân Lộc – Cánh cửa cuối cùng để tiến về Sài Gòn. Mỗi trạm sẽ có giới thiệu ngắn gọn về địa danh, chiến dịch và ý nghĩa chiến dịch

Theo đó, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 được tái hiện qua 8 trạm trải nghiệm tương ứng gắn với các chiến dịch, địa danh lịch sử, gồm: Chiến dịch Tây Nguyên, huyền thoại Trường Sơn – Con đường “gùi đạn” Trường Sơn lịch sử, chiến dịch Huế - Đà Nẵng; “lá chắn thép” Phan Rang; “Tử chiến” Xuân Lộc – Cánh cửa cuối cùng để tiến về Sài Gòn. Mỗi trạm sẽ có giới thiệu ngắn gọn về địa danh, chiến dịch và ý nghĩa chiến dịch

Ở mỗi “chiến dịch” cụ thể, học sinh được tham gia thực hành trực tiếp các hoạt động: Lập trình điều khiển robot di chuyển mô phỏng quân đội hành quân tại “nút thắt” Tây Nguyên; Trải nghiệm điều khiển máy bay bắn phá các mục tiêu địch bằng kính thực tế ảo và ứng dụng tại chiến dịch Trị Thiên – Huế; Thiết kế thuyền buồm có đèn chiếu sáng để vận chuyển vật liệu, vũ khí chiến đấu tại “lá chắn thép” Phan Rang; Chế tạo vũ khí máy bắn đá và tên lửa cồn…

Ở mỗi “chiến dịch” cụ thể, học sinh được tham gia thực hành trực tiếp các hoạt động: Lập trình điều khiển robot di chuyển mô phỏng quân đội hành quân tại “nút thắt” Tây Nguyên; Trải nghiệm điều khiển máy bay bắn phá các mục tiêu địch bằng kính thực tế ảo và ứng dụng tại chiến dịch Trị Thiên – Huế; Thiết kế thuyền buồm có đèn chiếu sáng để vận chuyển vật liệu, vũ khí chiến đấu tại “lá chắn thép” Phan Rang; Chế tạo vũ khí máy bắn đá và tên lửa cồn…

Các em học sinh làm quen với các chất hóa học trong trạm Xuân Lộc

Các em học sinh làm quen với các chất hóa học trong trạm Xuân Lộc

 Vượt qua 8 trạm thử thách sẽ đến điểm cuối chiến dịch Hồ Chí Minh “Tiến về Sài Gòn”. “Em đã trải nghiệm vẽ robot trên máy,trải nghiệm kính thực tế ảo…, rất thú vị và hấp dẫn. Em cũng thay đổi suy nghĩ về cách học lịch sử, thấy chiến dịch hay và ý nghĩa hơn” em Nguyễn Phương Khánh (học sinh lớp 4A5, trường Tiểu học và Trung học cơ sở FPT Đà Nẵng) hào hứng chia sẻ. Được biết, trong khuôn khổ chương trình còn diễn ra hoạt động đấu giá từ thiện các mô hình 3D do học sinh thiết kế, chế tạo. Tổng số tiền đấu giá mang về sẽ được nhà trường quyên góp vào quỹ thiện nguyện vì cộng đồng năm 2023.

Vượt qua 8 trạm thử thách sẽ đến điểm cuối chiến dịch Hồ Chí Minh “Tiến về Sài Gòn”. “Em đã trải nghiệm vẽ robot trên máy,trải nghiệm kính thực tế ảo…, rất thú vị và hấp dẫn. Em cũng thay đổi suy nghĩ về cách học lịch sử, thấy chiến dịch hay và ý nghĩa hơn” em Nguyễn Phương Khánh (học sinh lớp 4A5, trường Tiểu học và Trung học cơ sở FPT Đà Nẵng) hào hứng chia sẻ. Được biết, trong khuôn khổ chương trình còn diễn ra hoạt động đấu giá từ thiện các mô hình 3D do học sinh thiết kế, chế tạo. Tổng số tiền đấu giá mang về sẽ được nhà trường quyên góp vào quỹ thiện nguyện vì cộng đồng năm 2023.

Vũ Lê

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/da-nang-hoc-sinh-tai-hien-cuoc-tong-tien-cong-va-noi-day-mua-xuan-nam-1975-bang-cong-nghe-247745.html