Đặc sắc Lễ hội đua thuyền ở xã Tịnh Long

Chiều mùng 5 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng nghìn người dân, du khách đã tập trung về bờ sông Trà Khúc đoạn thuộc xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi) để xem và cổ vũ cho 4 đội đua thuyền tứ linh.

Xem video:

Lễ hội đua thuyền xã Tịnh Long là lễ hội truyền thống đã được duy trì tổ chức hàng trăm năm nay, gắn liền với quá trình khai khẩn đất đai và lập làng từ cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Cứ 2 năm/lần vào ngày mùng 5 và mùng 6 tết Nguyên đán ở bến sông Trà Khúc, lễ hội được tổ chức thu hút đông đảo người dân, du khách đến xem. Lễ hội này vừa được xếp vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Bốn đội thuyền tranh tài, tranh sức trong lễ hội đặc sắc vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bốn đội thuyền tranh tài, tranh sức trong lễ hội đặc sắc vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đua thuyền xã Tịnh Long là lễ hội truyền thống của cư dân vùng sông nước hạ lưu sông Trà Khúc.

Lễ hội đua thuyền xã Tịnh Long là lễ hội truyền thống của cư dân vùng sông nước hạ lưu sông Trà Khúc.

Ông Nguyễn Tử Hiểu (69 tuổi) ở thôn An Lộc, xã Tịnh Long là Trưởng Ban nghi lễ đua thuyền xã Tịnh Long cho biết, tổ tiên truyền lại rằng, có một người phụ nữ trong làng đã nghĩ cách tổ chức lễ hội để phục vụ cho dân làng vui chơi trong những ngày tết cổ truyền.

Bà đã đứng ra vận động và hỗ trợ cho làng tổ chức lễ hội đua thuyền giữa nhân dân 4 xóm trong làng để vui chơi trong những ngày tết. Kể từ đó, lễ hội đua thuyền truyền thống của xã được dân làng tổ chức hằng năm vào dịp Tết và duy trì mãi đến ngày nay với 4 thuyền đua của 4 thôn: An Lộc, Gia Hòa, An Đạo, Tăng Long.

Để chuẩn bị cho lễ đua thuyền, mỗi thôn chọn 50 người khỏe mạnh, giàu kinh nghiệm tham gia đội đua thuyền.

Để chuẩn bị cho lễ đua thuyền, mỗi thôn chọn 50 người khỏe mạnh, giàu kinh nghiệm tham gia đội đua thuyền.

Các đội thuyền đã bỏ công tập luyện rất nhiều với quyết tâm giành phần thắng về cho đội mình.

Các đội thuyền đã bỏ công tập luyện rất nhiều với quyết tâm giành phần thắng về cho đội mình.

Để ghi nhớ công ơn của người phụ nữ này, nhân dân trong làng đã lập miếu thờ để thờ bà và tổ chức lễ hội đua thuyền hằng năm vào dịp tết. Bà đã trở thành vị thần hoàng làng được nhân dân tri ân thờ cúng tại đình làng Sung Tích.

Ông Cao Tấn (80 tuổi) ở thôn An Đạo, xã Tịnh Long cho biết, các thuyền đua của các thôn được trang trí hình tượng của các con vật trong bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng. Thuyền đua được gìn giữ, thờ cúng tại nhà thờ Long thuyền, nhân dân thường gọi với tên gọi tôn kính “ông ghe”.

Hàng nghìn người dân, du khách đến xem và cổ vũ cho các đội thuyền.

Hàng nghìn người dân, du khách đến xem và cổ vũ cho các đội thuyền.

Đến khi tổ chức lễ hội đua thuyền, Ban tế tự cùng nhân dân trong thôn mới tổ chức làm lễ tế để xin phép thần linh được “hạ thủy”, đưa thuyền đua ra sông để luyện tập và tham gia cuộc đua.

Chính từ những yếu tố tín ngưỡng tâm linh đó, nên lễ hội đua thuyền truyền thống xã Tịnh Long được tổ chức có quy củ, gồm có phần lễ và phần hội sôi động, tạo nên một lễ hội truyền thống đặc sắc mang yếu tố văn hóa của cư dân vùng sông nước.

Không khí lễ hội càng thêm nhộn nhịp với sự reo hò, cổ vũ của hàng nghìn người dân, du khách.

Không khí lễ hội càng thêm nhộn nhịp với sự reo hò, cổ vũ của hàng nghìn người dân, du khách.

Lần đầu đến xem Lễ hội đua thuyền xã Tịnh Long, chị Nguyễn Thu Thảo ở tỉnh Kon Tum chia sẻ, lễ hội được tổ chức rất quy mô với sự tham gia của hàng nghìn người. Qua lễ hội, tôi nhận thấy được sự đoàn kết của người dân địa phương và giá trị đặc sắc của văn hóa vùng sông nước.

Chủ tịch UBND xã Tịnh Long Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Lễ hội đua thuyền xã Tịnh Long được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia là sự kiện trọng đại của địa phương. Chính quyền và người dân có thêm động lực để gìn giữ, phát huy giá trị lễ hội ý nghĩa này.

Bốn đội thuyền đua tranh tài trong 8 hiệp thi trong chiều mùng 5 và sáng mùng 6 tết Nguyên đán.

Bốn đội thuyền đua tranh tài trong 8 hiệp thi trong chiều mùng 5 và sáng mùng 6 tết Nguyên đán.

Thời gian đến, xã Tịnh Long sẽ tổ chức định kỳ mỗi năm 1 lần lễ hội đua thuyền truyền thống nhằm tạo không khí sôi nổi, phấn khởi trong những ngày đầu năm. Đồng thời, tạo cơ hội để phát huy ý nghĩa của lễ hội gắn với phát triển du lịch ở địa phương.

Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh, lễ hội có giá trị văn hóa ý nghĩa, thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa trong năm; tạo nên không khí sôi nổi, vui tươi cho nhân dân trong tỉnh nhân dịp Tết cổ truyền.

Nhiều người dân, du khách đã dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc sôi động của lễ hội đua thuyền đầu năm.

Nhiều người dân, du khách đã dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc sôi động của lễ hội đua thuyền đầu năm.

Nhiều người dân thuê thuyền, ghe bơi ra sông để cổ vũ cho các đội đua.

Nhiều người dân thuê thuyền, ghe bơi ra sông để cổ vũ cho các đội đua.

Sở VH-TT&DL sẽ tổ chức các hoạt động phát triển du lịch liên kết giữ việc tổ chức Lễ hội đua thuyền xã Tịnh Long với văn hóa ẩm thực, nghề trồng rau sạch lâu năm của làng Sung Tích. Đồng thời, kết nối cung đường du lịch giữa Tịnh Long với chùa Thiên Mã, biển Mỹ Khê.

Bài, ảnh: THANH PHƯƠNG

Nguồn Quảng Ngãi: http://baoquangngai.vn/xa-hoi/doi-song/202502/dac-sac-le-hoi-dua-thuyen-xa-tinh-long-51026f2/