'Đại bàng tấn công' Mỹ âm thầm đến tiền đồn chiến lược ở Ấn Độ Dương

Mỹ triển khai thêm hai chiếc F-15E Strike Eagle (Đại bàng tấn công) đến căn cứ Diego Garcia, nhằm tăng số tiêm kích đồn trú ở đây và cải thiện năng lực phòng thủ khu vực.

Một quan chức quốc phòng Mỹ ngày 19/5 cho biết không quân nước này đã triển khai thêm tiêm kích đa năng F-15E Strike Eagle tới căn cứ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, nói thêm rằng hiện có 6 chiến đấu cơ loại này đồn trú tại hòn đảo.

Dựa trên ảnh vệ tinh thương mại chụp ngày 19/5, chuyên trang quân sự Mỹ War Zone xác nhận 2 tiêm kích F-15E tăng cường đã có mặt ở Diego Garcia, bên cạnh 4 chiếc hiện diện ở căn cứ này từ giữa tuần trước.

Dựa trên ảnh vệ tinh thương mại chụp ngày 19/5, chuyên trang quân sự Mỹ War Zone xác nhận 2 tiêm kích F-15E tăng cường đã có mặt ở Diego Garcia, bên cạnh 4 chiếc hiện diện ở căn cứ này từ giữa tuần trước.

Đảo san hô Diego Garcia có diện tích 30 km2, được coi là tiền đồn có vị trí chiến lược với quân đội Mỹ.

Đảo san hô Diego Garcia có diện tích 30 km2, được coi là tiền đồn có vị trí chiến lược với quân đội Mỹ.

Các chiến đấu cơ và tàu chiến đóng quân tại đây từng tham gia Chiến tranh Vùng Vịnh, chiến dịch quân sự ở Afghanistan và Libya. Vị trí của Diego Garcia giúp Washington triển khai lực lượng khắp Trung Đông, Trung Á, Nam Á và Ấn Độ Dương.

Các chiến đấu cơ và tàu chiến đóng quân tại đây từng tham gia Chiến tranh Vùng Vịnh, chiến dịch quân sự ở Afghanistan và Libya. Vị trí của Diego Garcia giúp Washington triển khai lực lượng khắp Trung Đông, Trung Á, Nam Á và Ấn Độ Dương.

Vị trí xa bờ của Diego Garcia từ lâu được coi là lớp phòng vệ tự nhiên để ngăn đòn tấn công từ các đối thủ tiềm tàng của Mỹ ở khu vực, trong đó có Iran.

Vị trí xa bờ của Diego Garcia từ lâu được coi là lớp phòng vệ tự nhiên để ngăn đòn tấn công từ các đối thủ tiềm tàng của Mỹ ở khu vực, trong đó có Iran.

Sự hiện diện của oanh tạc cơ Mỹ tại Diego Garcia thường được coi là thông điệp cứng rắn của Washington gửi đến Iran.

Sự hiện diện của oanh tạc cơ Mỹ tại Diego Garcia thường được coi là thông điệp cứng rắn của Washington gửi đến Iran.

Quan chức Mỹ từ chối tiết lộ các tiêm kích thuộc đơn vị nào và xuất phát từ đâu để triển khai tới đảo Diego Garcia.

Quan chức Mỹ từ chối tiết lộ các tiêm kích thuộc đơn vị nào và xuất phát từ đâu để triển khai tới đảo Diego Garcia.

Tuy nhiên, các trang theo dõi dữ liệu hàng không nguồn mở cho biết chúng triển khai từ căn cứ Kadena trên đảo Okinawa của Nhật Bản, cách đảo Diego Garcia khoảng 7.000 km.

Tuy nhiên, các trang theo dõi dữ liệu hàng không nguồn mở cho biết chúng triển khai từ căn cứ Kadena trên đảo Okinawa của Nhật Bản, cách đảo Diego Garcia khoảng 7.000 km.

Tiêm kích F-15E được coi là khí tài phù hợp để bảo vệ Diego Garcia trước mối đe dọa từ máy bay không người lái (UAV) tự sát và tên lửa hành trình.

Tầm bay và tải trọng lớn, cùng các hệ thống cảm biến mạnh mẽ cũng giúp chúng làm nhiệm vụ trinh sát phi truyền thống ở khu vực xung quanh đảo.

Được biết, F-15E Strike Eagle được phát triển từ máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không nổi tiếng F-15B Eagle, đây được coi là dòng máy bay chiến đấu đa năng tốt nhất hiện nay của quân đội Mỹ.

Cho đến thời điểm hiện tại các phiên bản của dòng chiến đấu cơ F-15 nói chung vẫn được mệnh danh là "Đại bàng bất bại" khi chiến đấu trăm trận trăm thắng và chưa từng bị đối phương bắn hạ.

Khác với F-15A/B/C/D vốn chỉ có khả năng chiếm ưu thế trên không, F-15E lại có tải trọng lớn hơn và ngoài khả năng không chiến nó còn có khả năng tấn công chính xác mặt đất.

F-15E thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1986, và được bàn giao cho quân đội vào năm 1988.

F-15E thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1986, và được bàn giao cho quân đội vào năm 1988.

F-15E sở hữu hệ thống radar mảng pha chủ động còn trạm định vị quang học giúp nó có thể "đi săn" khi hệ thống radar đã tắt.

Bên cạnh đó, F-15E được trang bị cả trạm gây nhiễu điện tử với chất lượng hơn hẳn so với các thiết bị đời trước.

Tải trọng của F-15E rất đáng gờm khi lên tới 11 tấn trong khi các chiến đấu cơ khác, kể cả Su-35 Nga chỉ có khả năng mang theo 8 tấn.

F-15E trang bị radar APG-70 cho phép đội bay phát hiện các mục tiêu trên mặt đất từ khoảng cách xa và có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu cùng lúc.

Ngoài ra F-15E còn được trang bị hệ thống LANTIRN (dẫn đường bay thấp, bay đêm và dò mục tiêu bằng hồng ngoại) cho phép máy bay bay ở cao độ thấp, bay đêm và bay trong mọi điều kiện thời tiết, tấn công mục tiêu mặt đất bằng nhiều loại vũ khí thông thường hay dẫn đường chính xác.

F-15E có tốc độ khá cao khi đạt Mach 2,5, nhỉnh hơn cả chiến đấu cơ đa năng Su-35 của Nga khi chỉ dừng lại ở tốc độ Mach 2,2.

F-15E là một trong số những chiến đấu cơ thế hệ 4,5 giàu kinh nghiệm trận mạc nhất thế giới.

Kể từ khi ra đời cho tới nay, chúng đã liên tục được Mỹ cho tham chiến nhờ hiệu suất tác chiến vượt trội.

Trên cơ sở F-15E, Mỹ đã phát triển thành công F-15EX với việc cải tiến sâu rộng. Chúng hứa hẹn sẽ tiếp tục làm vang danh "Đại bàng bất bại" trong không quân Mỹ.

Việt Hùng

Theo TWZ, Military Today

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/dai-bang-tan-cong-my-am-tham-den-tien-don-chien-luoc-o-an-do-duong-post612270.antd