Đại biểu HĐND tỉnh thảo luận tại hội trường, chất vấn và trả lời chất vấn, trả lời kiến nghị của cử tri

Sáng 17/7, Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh khóa XIX tiếp tục chương trình làm việc.

Dự phiên họp có các đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố cùng các vị đại biểu HĐND tỉnh khóa XIX.

Các đồng chí chủ tọa kỳ họp.

Các đồng chí chủ tọa kỳ họp.

Tại phiên họp, dưới sự điều hành của đồng chí Đặng Thanh Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh tiến hành thảo luận tại hội trường. Có 6 ý kiến tập trung thảo luận về các nhóm nội dung cần làm rõ trong các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết, các giải pháp, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu - chi ngân sách, lĩnh vực đầu tư, đất đai, các cơ chế, chính sách…

Đồng chí Trương Công Khải, TUV, Bí thư Huyện ủy Bình Lục phát biểu thảo luận tại hội trường.

Đồng chí Trương Công Khải, TUV, Bí thư Huyện ủy Bình Lục phát biểu thảo luận tại hội trường.

Cụ thể như: việc kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp trên địa bàn; việc doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm; giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2024; các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; công tác phối hợp giữa các cơ quan trong phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm; việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã...

Với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, trong phiên thảo luận tổ và phiên thảo luận tại hội trường đã có 43 đại biểu phát biểu về các nội dung được trình tại Kỳ họp cũng như những vấn đề được cử tri và nhân dân quan tâm (32 đại biểu phát biểu thảo luận Tổ và 11 đại biểu phát biểu thảo luận tại Hội trường). Các ý kiến của đại biểu cơ bản thống nhất với các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh; báo cáo thẩm tra của các Ban của HĐND tỉnh trình tại Kỳ họp.

Đại biểu Lê Xuân Huy, Giám đốc Sở Nội vụ, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại Lý Nhân phát biểu thảo luận.

Đại biểu Lê Xuân Huy, Giám đốc Sở Nội vụ, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại Lý Nhân phát biểu thảo luận.

Các đại biểu HĐND tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024. Nhiều đại biểu đã phân tích, làm rõ hơn nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong 6 tháng đầu năm, đề xuất những giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Qua thảo luận, HĐND tỉnh cũng nhất trí đánh giá: các nội dung tờ trình và dự thảo Nghị quyết cơ bản đảm bảo căn cứ pháp lý, sự cần thiết, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và thực hiện các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Tỉnh ủy.

Đại biểu Đỗ Văn Quang phát biểu thảo luận tại hội trường.

Đại biểu Đỗ Văn Quang phát biểu thảo luận tại hội trường.

Cũng trong phiên họp sáng ngày 17/7, Kỳ họp tiến hành nội dung chất vấn, trả lời chất vấn, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri dưới sự điều hành của đồng chí Lê Thị Thủy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh, trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri, phát huy tinh thần trách nhiệm của đại biểu nêu câu hỏi chất vấn trực tiếp tại kỳ họp ngoài những nội dung đã gửi yêu cầu chất vấn đến Thường trực HĐND tỉnh; đối với những nội dung trả lời chất vấn trực tiếp của thành viên UBND tỉnh tại kỳ họp mà các đại biểu còn băn khoăn, hoặc những nội dung khác có liên quan xin mời các vị đại biểu đặt câu hỏi bổ sung thêm, với tinh thần hỏi nhanh đáp gọn.

Đặc biệt, tại Kỳ họp này, để tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của đại biểu HĐND tỉnh đối với các thành viên UBND tỉnh, các ngành chức năng trong việc thực hiện các nội dung cam kết, lời hứa trước cử tri và nhân dân, đối với những nội dung đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn tại các kỳ họp trước với tinh thần theo đến cùng các vấn đề, nhất là, những vấn đề trực tiếp liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

Thủ trưởng các Sở, ngành, các cơ quan chuyên môn tiếp thu, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổng hợp và những ý kiến cử tri gửi đến Chủ tọa kỳ họp qua đường dây nóng thuộc trách nhiệm giải quyết của sở, ngành.

Đồng chí Trương Quốc Bảo, Giám đốc Sở Giao thông vận tải trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh.

Đồng chí Trương Quốc Bảo, Giám đốc Sở Giao thông vận tải trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh.

Mở đầu phiên trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri, chất vấn và trả lời chất vấn, đại diện lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Trương Quốc Bảo đã đăng đàn trực tiếp trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh.

Các ý kiến, kiến nghị của cử tri các địa phương trong tỉnh cũng như nội dung chất vấn của đại biểu về lĩnh vực này tập trung vào vấn đề chủ yếu: xây dựng cầu qua sông Hồng kết nối Hà Nam với tỉnh Hưng Yên để thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế. Tiến độ thi công tuyến giao thông từ QL38 đến đê sông Hồng (theo quy hoạch là 51m) qua địa bàn thị xã Duy Tiên, khi hoàn thành thì chỉ thông tuyến đến đê sông Hồng; lắp đặt hệ thống biển báo và đèn tín hiệu giao thông tại các tuyến đường thuộc cấp tỉnh, cấp huyện quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện giao thông, nhất là vị trí giao cắt với tuyến đường nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại Ngã tư Cầu Thưa giao cắt giữa đường trục xã với đường ĐT 496B tại nút giao này vì thường xuyên xảy ra tai nạn; Hiện nay, khu vực ngã ba thôn Do Lễ (xã Liên Sơn, Kim Bảng) và phía bờ sông Đáy (vị trí nút giao giữa Quốc lộ 21 và đường ĐH 04) phương tiện giao thông (xe chở vật liệu xây dựng) qua lại nhiều, thường xuyên xảy ra tai nạn; tăng cường kiểm tra, rà soát có giải pháp dựng lan can, biển cảnh báo để đảm bảo an toàn giao thông; công tác lập, thẩm định các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; giải pháp để khắc phục tình trạng trong tổ chức giao thông tại một số điểm còn chậm gây tiềm ẩn mất an toàn giao thông như: nút giao Liêm Tuyền; nút giao T3 và QL1A; nút giao Vực Vòng - Duy Tiên; đường dẫn lên Cầu Thái Hà; nút giao trọng điểm thuộc ngã 3, ngã 4 của đô thị thuộc địa bàn thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và điểm giao cắt giữa đường xã, đường nông thôn ra đường tỉnh, đường huyện...; giải pháp để khắc phục tình trạng trên để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt trong thời gian tới…

Đại biểu Phạm Thị Tiền Giang, Tổ đại biểu HĐND tỉnh chất vấn Giám đốc Sở Giao thông vận tải.

Đại biểu Phạm Thị Tiền Giang, Tổ đại biểu HĐND tỉnh chất vấn Giám đốc Sở Giao thông vận tải.

Liên quan đến tiến độ thi công giải pháp và kế hoạch cụ thể để giải quyết dứt điểm tiến độ đầu tư thi công hoàn thiện Dự án tuyến đường 38B (từ Quốc lộ 38A đến chân cầu Hợp Lý, Lý Nhân), đại biểu Phạm Thị Tiền Giang, Tổ đại biểu thị xã Duy Tiên tái chất vấn Giám đốc Sở Giao thông vận tải về giải pháp và kế hoạch cụ thể để giải quyết dứt điểm tiến độ đầu tư thi công hoàn thiện Dự án?

Trả lời nội dung này, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Trương Quốc Bảo cho biết: Ngày 13/12/2023, Bộ GTVT có Văn bản số 14322/BGTVT-KCHT về việc chấp thuận về nguyên tắc bổ sung danh mục công trình chuẩn bị đầu tư cho Kế hoạch bảo trì hệ thống quốc lộ năm 2024, trong đó có danh mục công trình “Sửa chữa hoàn thiện nền, móng, mặt đường, thoát nước, hệ thống an toàn giao thông QL.38B đoạn từ Km74+890/QL.38 cũ đến Km4+624/ĐT.492 cũ (bao gồm các nhánh nút giao phía Nam cầu Hợp Lý)” với kinh phí 45 tỷ đồng. Ngày 10/5/2024, Cục ĐBVN có Quyết định số 2210/QĐ-CĐBVN phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình “Sửa chữa hoàn thiện nền, móng, mặt đường, thoát nước, hệ thống an toàn giao thông QL.38B đoạn từ Km74+890/QL.38 cũ đến Km4+624/ĐT.492 cũ (bao gồm các nhánh nút giao phía Nam cầu Hợp Lý). Ngày 05/7/2024, Bộ GTVT có Quyết định số 840/QĐ-BGTVT phê duyệt điều chỉnh kế hoạch bảo trì hệ thống quốc lộ năm 2024 (lần 2), trong đó có công trình “Sửa chữa hoàn thiện nền, móng, mặt đường, thoát nước, hệ thống an toàn giao thông QL.38B đoạn từ Km74+890/QL.38 cũ đến Km4+624/ĐT.492 cũ (bao gồm các nhánh nút giao phía Nam cầu Hợp Lý)” với tổng kinh phí 36,270 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2024 và 2025 (năm 2024 bố trí vốn 7,254 tỷ đồng, năm 2025 bố trí phần còn lại là 29,016 tỷ đồng). Hiện Cục ĐBVN đang trình Bộ GTVT phê duyệt kế hoạch chi năm 2024. Khi được bố trí vốn, chủ đầu tư sẽ thực hiện ngay các bước để triển khai thi công (dự kiến khởi công công trình trong năm 2024, hoàn thành năm 2025).

Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hảo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh.

Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hảo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh.

Tiếp đó, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hảo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh. Các vấn đề liên quan đến chính sách trợ cấp xã hội cho người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo (tuy có con, cháu, anh, chị em ruột phụng dưỡng); sớm xem xét thẩm định, xét duyệt hồ sơ của một số cử tri trên địa bàn một số xã đề nghị hưởng chế độ chính sách đối với thanh niên xung phong theo Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ; xem xét giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp cho người cao tuổi so với quy định hiện nay (điều chỉnh quy định về tuổi từ 80 tuổi thành 75 tuổi được nhận trợ cấp người cao tuổi)... được lãnh đạo Sở này và một số ngành liên quan trả lời, làm rõ.

Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Phạm Chí Thống trả lời ý kiến cử tri và chất vấn của đại biểu. Cơ bản các ý kiến đều liên quan đến: xem xét điều chỉnh nâng giá đất, giá đền bù, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra để ngăn chặn kịp thời tình trạng hút cát trái phép trên sông Hồng gây sạt lở đất canh tác của nhân dân; xem xét cho phép người dân thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp do UBND quản lý trong cùng thửa đất ở, xen kẹt trong khu dân cư, không có đường vào được chuyển sang đất ở; Dự án do công ty Hòa Phát đã được Nhà nước thu hồi và giao đất cho chủ đầu tư hơn 20 năm nay; tuy nhiên, diện tích đất trên chưa được công ty đầu tư xây dựng; đề nghị tỉnh có giải pháp xử lý trường hợp trên để đảm bảo việc khai thác đất đai được hiệu quả (đề nghị có cơ chế thu hồi để phục vụ mục đích các công trình phúc lợi của nhà nước); đôn đốc đơn vị tư vấn thực hiện đo đạc trong khu dân cư; đẩy nhanh tiến độ đo đạc và hoàn thiện hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu dân cư trên địa bàn xã Hưng Công (Bình Lục) vì hiện nay tiến độ còn chậm, thời hạn đến ngày 30/12/2024 là hết hợp đồng...

Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Phạm Chí Thống trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh và ý kiến của cử tri tại kỳ họp.

Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Phạm Chí Thống trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh và ý kiến của cử tri tại kỳ họp.

Đại biểu Trần Thị Vi, Tổ đại biểu huyện Thanh Liêm nêu câu hỏi tái chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở tỉnh hiện nay?

Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Phạm Chí Thống trả lời: Để xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, Sở đã tham mưu UBND tỉnh báo cáo về kết quả thực hiện Chương trình xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; đề xuất các giải pháp cụ thể với UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành địa phương tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình số 28-CTr/TU của Tỉnh ủy và Quyết định số 2382/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình 28 của Tỉnh ủy về xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là khu vực phía Tây sông Đáy và sông Nhuệ. Các giải pháp chung nhất là: các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Chương trình số 28-CTr/TU của Tỉnh ủy và Quyết định số 2382/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình 28 của Tỉnh ủy về xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là khu vực phía Tây sông Đáy và sông Nhuệ. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, các cơ quan thông tấn, truyền hình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Cùng đó, tích cực, chủ động hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu thiết thực hiệu quả và bền vững. Tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Sở cũng sẽ phối hợp rà soát tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn lực tài chính cho thực hiện các mục tiêu của Chương trình 28. Tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực để thực hiện các công trình xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, làng nghề và xử lý khối lượng rác tồn đọng tại thung Đám Gai, xã Thanh Thủy…

Chiều nay, Kỳ họp tiếp tục chương trình làm việc và bế mạc./.

Thu Thảo

Nguồn Hà Nam: https://baohanam.com.vn/chinh-tri/nguoi-dai-bieu-nhan-dan/dai-bieu-hdnd-tinh-thao-luan-tai-hoi-truong-achat-van-vaatra-loi-chat-van-tra-loi-kien-nghi-cua-cu-tri-130006.html