Đại biểu Quốc hội, kỹ sư Trần Đăng Khoa và những dấu ấn đậm nét cho ngành thủy lợi

Hà Nội đã có tên phố Trần Đăng Khoa. Tuy nhiên sẽ không có nhiều người biết rằng ông là Đại biểu Quốc hội trong 7 khóa đầu tiên và là Phó Chủ tịch Quốc hội từ khóa II đến khóa VI. Gần như cả cuộc đời cống hiến của ông dành cho các hoạt động của Quốc hội và ngành khoa học thủy lợi.

Năm 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa đã thiết kế công trình Hồ Xuân Hương tại Đà Lạt. Công nghệ mà ông thiết kế năm xưa vẫn đang được nghiên cứu và ứng dụng trong hiện tại.

Ông đã đi khảo sát và quyết tâm đề xuất xây dựng Hồ Kẻ Gỗ, một công trình huyền thoại.

Dấu ấn của ông không chỉ có Hồ Xuân Hương, Hồ Kẻ Gỗ, Ngàn Trươi mà có hàng trăm, hàng nghìn công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện khác trên khắp mọi miền tổ quốc. Ông đã dành gần như trọn vẹn cuộc đời mình cho ngành thủy lợi nói riêng và ngành giao thông công chính nói chung. Ông là Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính, sau đó là Bộ Thủy lợi - Kiến Trúc, từ năm 1946 - cho đến năm 1960. Hơn 20 năm sau đó, khi hoạt động chuyên trách Quốc hội ông vẫn là Giám đốc Học viện Thủy lợi - Điện lực và Giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học Thủy lợi. Ông đã nỗ lực cống hiến cho ngành thủy lợi và đã để lại những di sản quý giá cho thế hệ sau.

Con phố này mang tên Trần Đăng Khoa, người đại biểu của nhân dân, nhân sĩ yêu nước đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho cách mạng, cho Tổ quốc.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Phan Xanh -

Tùng Dương

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/dai-bieu-quoc-hoi-ky-su-tran-dang-khoa-va-nhung-dau-an-dam-net-cho-nganh-thuy-loi-182933.htm