Ngày 14/12, kết quả bỏ phiếu của cử tri đoàn cho thấy ông Joe Biden nhận được 306 phiếu đại cử tri, vượt mốc 270 phiếu cần thiết để chính thức đắc cử Tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters.
Kết quả này sau đó được gửi tới lưỡng viện Quốc hội. Ngày 6/1/2021, lưỡng viện sẽ tổ chức một cuộc họp chung, do Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (ảnh) - Chủ tịch Thượng viện - chủ trì, để xem xét kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Thượng viện Mike Pence sẽ chính thức công bố tên người chiến thắng trong phiên họp chung ngày 6/1/2021. Tuy nhiên, đây chỉ còn là bước thủ tục. Ảnh: Reuters.
Với kết quả cuộc bỏ phiếu hôm 14/12, dư luận đặt câu hỏi liệu Tổng thống đương nhiệm Donald Trump (ảnh) có còn cơ hội nào đảo ngược kết quả bầu cử hay không? Và nhiệm kỳ tổng thống 4 năm của ông Trump chắc chắn sẽ kết thúc vào ngày 20/1/2021? Ảnh: Reuters.
CNN dẫn một nguồn tin thân cận với Nhà Trắng cho biết, ông Trump sẽ không đi theo hướng công khai chấp nhận kết quả bầu cử. Ảnh: Reuters.
Đội ngũ phụ trách chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump trước đó cũng ám chỉ họ có kế hoạch tiếp tục thúc đẩy để lật ngược kết quả bầu cử trong những tuần tới. Ảnh: Reuters.
Mặc dù Tòa án Tối cao Mỹ từ chối nhận đơn kiện của phe ông Trump, một nhóm nghị sĩ Đảng Cộng hòa được cho là đang có ý định chặn việc Quốc hội xác nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri vào ngày 6/1/2021. Ảnh: Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu sau khi nhận đủ phiếu đại cử tri để trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Ảnh: NYT.
Trong khi đó, Newsweek đưa tin, một số thành viên Đảng Cộng hòa cho rằng ông Donald Trump vẫn còn các lộ trình pháp lý tiềm năng để đảo ngược cuộc bầu cử. Ảnh: Reuters.
Theo Forbes, đồng minh của ông Trump lên kế hoạch gửi phiếu bầu của nhóm "đại cử tri thay thế" ở các bang chiến trường lên Quốc hội nhằm đảo ngược kết quả. Ảnh: Reuters.
"Hôm nay, một nhóm đại cử tri thay thế ở các bang tranh chấp cũng bỏ phiếu và chúng tôi sẽ gửi kết quả đó lên Quốc hội. Các 'đại cử tri thay thế' sẽ tìm cách sửa chữa kết quả cuộc bầu cử gian lận này và chứng nhận ông Donald Trump là người chiến thắng", cố vấn Nhà Trắng Stephen Miller (ảnh) nói trong cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 14/12. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, các chuyên gia về luật bầu cử cho rằng các "đại cử tri thay thế" mà ông Miller đề cập chỉ là những "đại cử tri tự xưng" không được luật pháp thừa nhận và sẽ không ảnh hưởng gì tới kết quả bầu cử. Ảnh: NBC.
"Lá phiếu đại cử tri chính thức chỉ có hiệu lực khi được thống đốc và quan chức phụ trách bầu cử bang ký tên, đóng dấu niêm phong để gửi tới Quốc hội. Không có các yếu tố xác thực này, phiếu của nhóm 'đại cử tri tự xưng' hoàn toàn vô nghĩa và việc gửi phiếu bầu của họ tới Quốc hội cũng không ảnh hưởng kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn", Rick Hasen, chuyên gia về luật bầu cử Mỹ, cho biết. Ảnh: Ông Joe Biden. Ảnh: AP.
Dù vậy, hôm 8/12, các luật sư của Tổng thống Trump đã bác bỏ tầm quan trọng của cuộc bỏ phiếu đại cử tri, cho rằng "không phải là chưa từng có các cuộc tranh cử kéo dài sau ngày 8/12. Ngày cố định duy nhất theo quy định của Hiến pháp Mỹ là lễ nhậm chức của tổng thống vào trưa ngày 20/1". Ảnh: Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Thiên An (T.H)