Đại học Thành Đô: Nghiên cứu khoa học là con đường tất yếu để thỏa mãn nhu cầu của Doanh nghiệp
Không thể có sản phẩm tốt nếu như những người thầy không theo kịp tốc độ phát triển của Khoa học, đặc biệt là trong một môi trường phát triển như vũ bão của tất cả các lĩnh vực Khoa học công nghệ, Khoa học xã hội và nhân văn, Cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế khởi nghiệp… tất cả đang thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người, trong đó có người thầy.
Vai trò của giảng viên ngày càng trở nên phức tạp ở một thế giới thay đổi nhanh chóng. Sự thay đổi nhanh chóng đã tạo ra nhiều thay đổi về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh kiến thức, kinh nghiệm, người học cần phải có có khả năng tư duy sáng tạo. Muốn bắt kịp xu hướng này, các giảng viên cần phải có những thay đổi toàn diện để phù hợp với xu thế mới nhằm đào tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người sử dụng lao động.
Mục đích của nghiên cứu khoa học là hình thành cho người nghiên cứu phương pháp tiếp cận và làm quen với môi trường khoa học, phương pháp làm việc khoa học, qua đó, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề khoa học và giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Hai hoạt động Đào tạo và Nghiên cứu khoa học có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của nhà trường, trong đó việc giảng viên nhà trường tích cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan trọng - bắt buộc - cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội.
Như một hoạt động thường kỳ, tháng 8 năm nay Trường Đại học Thành Đô sẽ tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Nghiên cứu kinh tế - du lịch từ các cách tiếp cận liên ngành – ICETD” với sự hưởng ứng nhiệt liệt từ các Giảng viên trong và ngoài trường với hơn 20 đăng ký tham gia đến từ các Giảng viên của Trường và một số trường Đại học, Cao đẳng như Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Kinh tế thành phố HCM, Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Đại học Ngoại thương, tổ chức hỗ trợ phát triển giáo dục tiếp tục NOCEAD Việt Nam, Học viện dân tộc….
Hội thảo dự kiến được tổ chức vào ngày 26/08/2019 sắp tới với sự có mặt của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nghiên cứu sinh trong lĩnh vực kinh tế du lịch như PGS.TS Dương Văn Sáu (Đại học Văn Hóa Hà Nội), ThS Lê Thu Hương (Đại học Công nghiệp HN), PGS.TS Ngô Quang Sơn (tổ chức hỗ trợ phát triển giáo dục tiếp tục NOCEAD Việt Nam) và hội đồng phản biện là các nhà khoa học chuyên môn:
+ TS. Trần Quang Tuyến, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu và Phân tích Kinh tế Xã hội, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Ủy viên Hội đồng Kinh tế, quản lý, Quỹ NAFOSTED, Bộ Khoa học và Công nghệ.
- PGS.TS Nguyễn Xuân Hòa, Khoa Du lịch – Ngoại ngữ, Trường Đại học Thành Đô.
- PGS.TS Trần Hữu Dào, Phó viên trưởng Viện đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Thành Đô.
- PGS.TS Trần Đăng Bộ, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Thành Đô.
- TS. Phạm Hùng Hiệp, Trường Đại học Phú Xuân; Hội Biên tập Khoa học Châu Âu- Ủy viên thường trực Chi hội tại Việt Nam.