Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II: Đoàn kết là cội nguồn sức mạnh
Khẳng định đoàn kết chính là cội nguồn sức mạnh của đại dân tộc Việt Nam ta, Thủ tướng nhắc lại, trong hệ thống quan điểm hướng đến đồng bào các dân tộc anh em mà Bác Hồ đã dặn, có hai điều quan trọng nhất mà chúng ta không được phép quên, đó là 'đoàn kết các dân tộc và nâng cao thực chất đời sống của đồng bào'.
Ngày 4/12/2020, Đại hội đại biểu toàn quốc các Dân tộc thiểu số Việt Nam Việt Nam lần thứ II năm 2020 đã được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề "Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, toàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước".
Dự Đại hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; các vị đại biểu khách quý trong nước và quốc tế và 1.592 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 14,2 triệu đồng bào các dân tộc thiểu số trên cả nước.
Phát biểu khai mạc Đại hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này trong phát biểu tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II, sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết các dân tộc, như “54 cánh sen tạo nên một Bông Sen Việt Nam” rực rỡ, ngát hương.
Thủ tướng nêu rõ, nhìn lại chặng đường 10 năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức rất lớn, nhưng nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng lên miền núi, từ thành thị về nông thôn, từ đất liền ra đến hải đảo.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các bậc lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, nhân sỹ trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân, doanh nhân, người có uy tín về dự Đại hội.
Được tổ chức 10 năm một lần, Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, là dịp để nhìn lại quá trình phát triển, những thành tựu nổi bật của công tác dân tộc, chính sách dân tộc, những nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II là diễn đàn giao lưu, trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho hay, Đại hội sẽ dành nhiều thời gian thảo luận Báo cáo chính trị của Đại hội, với chủ đề “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”; nghe báo cáo của các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, Đại hội sẽ được lắng nghe đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội.
“Chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng, với sự hiện diện, động viên kịp thời của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sự hồ hởi, phấn chấn của các đại biểu dự Đại hội, sự quan tâm, đoàn kết, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc trên mọi miền đất nước, Đại hội của chúng ta chắc chắn sẽ thành công rất tốt đẹp. Khối đại đoàn kết các dân tộc sẽ mãi mãi trường tồn và phát huy sức mạnh, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước ta phát triển phồn thịnh, hạnh phúc”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nói.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ nhất (năm 2010) đến nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên đầu tư phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
Theo dự thảo báo cáo của Đại hội, mục tiêu được đặt ra đến năm 2025 là phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; đến năm 2030 bằng 1/2 bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3%; đến năm 2030 giảm hộ nghèo xuống dưới 10% (theo chuẩn nghèo đa chiều hiện nay).
Đến năm 2025 hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Đến năm 2030, quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 100% hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở.